Quan sát Hình 5.6, hãy Mô tả cơ chế phát sinh đột biến lệch bội trong giảm phân
Quan sát Hình 5.6, hãy:
Giải Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 7 trang 37 Sinh học 12: Quan sát Hình 5.6, hãy:
a) Mô tả cơ chế phát sinh đột biến lệch bội trong giảm phân và xác định những loại giao tử được hình thành.
b) Cho biết sự kết hợp giữa các loại giao tử đột biến với nhau hoặc với giao tử bình thường sẽ tạo ra những thể lệch bội nào.
Lời giải:
a)
- Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội trong giảm phân: Trong giảm phân, do sự rối loạn phân bào dẫn tới một hay một vài cặp NST không phân li ở giảm phân I hoặc giảm phân II tạo ra giao tử thừa hoặc thiếu một hoặc một vài NST (giao tử không bình thường). Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
- Xác định những loại giao tử được hình thành trong Hình 5.6:
+ Trong giảm phân I: Một nhiễm sắc thể kép không phân li hình thành một tế bào con chứa ba nhiễm sắc thể kép và một giao tử chứa một nhiễm sắc thể kép. Các nhiễm sắc thể phân li bình thường trong giảm phân II hình thành các giao tử lệch bội (n + 1) và (n – 1).
+ Trong giảm phân II: Một trong hai tế bào con được hình thành trong giảm phân I bị rối loạn phân li trong giảm phân II tạo các giao tử lệch bội (n + 1) và (n – 1), tế bào con còn lại phân li bình thường tạo ra các giao tử (n).
b) Sự kết hợp giữa các loại giao tử đột biến với nhau hoặc với giao tử bình thường sẽ tạo ra một số thể lệch bội sau:
- (n + 1) × n → 2n + 1 (thể ba nhiễm).
- (n – 1) × n → 2n – 1 (thể một nhiễm).
- (n + 1) × (n + 1) → 2n + 2 (thể bốn nhiễm) hoặc 2n + 1 + 1 (thể ba nhiễm kép).
- (n – 1) × (n – 1) → 2n – 2 (thể không nhiễm) hoặc 2n – 1 – 1 (thể một nhiễm kép).
- (n – 1) × (n + 1) → 2n (thể lưỡng bội) hoặc 2n – 1 + 1.
Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể hay khác: