X

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội


Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội. Bộ nhiễm sắc thể của hai thể đột biến này có gì khác nhau?

Giải Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 9 trang 39 Sinh học 12: Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội. Bộ nhiễm sắc thể của hai thể đột biến này có gì khác nhau?

Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội

Lời giải:

- Cơ chế hình thành thể tam bội (3n): Trong quá trình phát sinh giao tử, bố hoặc mẹ giảm phân bất thường dẫn đến toàn bộ nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng không phân li hình thành giao tử (2n), bên còn lại giảm phân bình thường cho ra giao tử (n). Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (2n) hình thành hợp tử (3n) phát triển thành cơ thể tam bội.

- Cơ chế hình thành thể tứ bội (4n): Trong quá trình phát sinh giao tử, cả bố và mẹ giảm phân bất thường dẫn đến toàn bộ nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng không phân li hình thành giao tứ (2n). Sự kết hợp giữa hai giao tử (2n) hình thành hợp tử (4n) phát triển thành cơ thể tứ bội.

- Sự khác nhau của bộ nhiễm sắc thể tam bội (3n) và tứ bội (4n) là:

+ Trong bộ nhiễm sắc thể của thể tam bội, mỗi cặp đều chứa ba nhiễm sắc thể.

+ Trong bộ nhiễm sắc thể của thể tứ bội, mỗi cặp đều chứa bốn nhiễm sắc thể.

Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: