X

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Giải Sinh học 12 trang 194 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Sinh 12 trang 194 trong Ôn tập Chương 8 Sinh 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 194.

Giải Sinh học 12 trang 194 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1 trang 194 Sinh học 12: Một trong những phương pháp để phục hồi hệ sinh thái là đưa vào các hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng của các yếu tố gây hại (như kim loại nặng, chất thải,...) hoặc đang bị suy thoái các loài sinh vật cần thiết như:

- Các loài vi khuẩn, thực vật, nấm có khả năng thích nghi với môi trường bị ô nhiễm.

- Các loài vi khuẩn có khả năng cố định nitrogen.

Hãy cho biết cơ sở khoa học và tác dụng của phương pháp trên.

Lời giải:

- Các loài vi khuẩn, thực vật, nấm có khả năng thích nghi với môi trường bị ô nhiễm được đưa vào các hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây hại (như kim loại nặng, chất thải,...) được gọi là phương pháp cải tạo sinh học, chúng có thể hấp thụ và sử dụng các kim loại nặng hoặc chất thải để cung cấp năng lượng. Nhờ đó, có thể loại bỏ được các yếu tố gây hại.

- Đưa các loài vi khuẩn có khả năng cố định nitrogen vào môi trường nhằm bổ sung đạm cho đất, đặc biệt là đất nghèo dinh dưỡng.

Câu hỏi 2 trang 194 Sinh học 12: Một trong những phương án để bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo tồn các quần thể sinh vật. Trong phương án này, các nhà sinh học bảo tồn tập trung chủ yếu vào việc bảo tồn các quần thể có kích thước nhỏ và các quần thể đang bị suy thoái. Bước đầu tiên trong việc thực hiện phương án này là nghiên cứu và xác định được nguyên nhân gây nên sự suy giảm kích thước hoặc suy thoái của quần thể sinh vật.

a) Tại sao xác định nguyên nhân làm cho quần thể bị suy giảm kích thước hoặc suy thoái là việc làm cần thiết? Cho ví dụ.

b) Hãy cho biết một số nguyên nhân gây suy giảm kích thước hoặc suy thoái của quần thể sinh vật. Từ đó, đề xuất biện pháp bảo tồn quần thể sinh vật.

Lời giải:

a) Đối với mỗi quần thể, việc nghiên cứu và đánh giá nguyên nhân làm cho quần thể bị suy giảm kích thước hoặc suy thoái là việc làm cần thiết vì thông qua đó để có thể đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp. Ví dụ: Đối với quần thể suy giảm do ô nhiễm môi trường, trước tiên cần phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong khu vực phân bố của quần thể, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường sống của quần thể.

b)

- Một số nguyên nhân gây suy giảm kích thước hoặc suy thoái của quần thể sinh vật: thay đổi về sử dụng đất và biển; khai thác quá mức tài nguyên sinh vật; biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường; sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại; tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới; tạo sinh vật biến đổi gene.

- Một số biện pháp bảo tồn quần thể sinh vật: đảm bảo môi trường sống cho quần thể; kiểm soát sự săn bắt và khai thác sinh vật; bảo tồn và phục hồi các quần thể động vật hoang dã, quý hiếm; nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng;…

Câu hỏi 3 trang 194 Sinh học 12: Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2020 được nêu trong bảng sau. Hãy tìm hiểu và cho biết vai trò của các mục tiêu này.

Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc

Lời giải:

STT

Mục tiêu

Vai trò

1

Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

- Giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi.

- Bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm hoạ khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai.

2

Bảo đảm cuộc sống khoẻ mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

- Giảm tỉ số tử vong của bà mẹ và trẻ em.

- Chấm dứt các bệnh dịch.

- Đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; lồng ghép sức khoẻ sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan.

- Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện.

3

Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

- Đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng.

- Đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo.

4

Đảm bảo đầy đủ và quản lí bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

- Đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và nước sinh hoạt an toàn.

- Đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người.

- Cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

5

Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

- Đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại. - Mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo.

6

Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững.

Giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ.

7

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Giảm phát thải khí nhà kính.

- Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai để người dân có kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

8

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hoá, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

- Giảm cơ bản việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; tăng cường thực hiện quản lí bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng, tăng độ che phủ rừng.

- Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp.

Câu hỏi 4 trang 194 Sinh học 12: Cho phát biểu sau: “Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm thủng tầng ozone, gây biến đổi khí hậu của Trái Đất". Theo em, phát biểu đó đúng hay sai? Giải thích và cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Phát biểu này là đúng. Vì: Sự phát triển của ngành Công nghiệp lạnh, sử dụng các loại máy làm lạnh (tủ lạnh, máy lạnh,...) là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các chất làm lạnh (như chlorofluorocarbons (CFC), hydrocloruafloruacarbon (HCFC)) trong không khí. Các chất này phá hủy cấu trúc tầng ozone dẫn đến hình thành một lỗ thủng lớn ở tầng ozone phía Nam Cực (năm 1980). Hiện nay, Chính phủ các nước đang thực hiện các chính sách nhằm "vá" lỗ thủng ở tầng ozone, một trong số đó là Nghị định thư Montreal đã được kí kết vào năm 1987 nhằm từng bước loại bỏ việc sử dụng các chất CFC ở các nước.

- Ví dụ: Nguyên nhân chính gây thủng tầng ozone thường sẽ đến từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Cl và Br được biết đến là những chất làm suy giảm và gây thủng tầng ozone với tốc độ siêu âm. Một nguyên tử Cl có thể phá vỡ hàng ngàn phân tử ozone và mức độ tàn phá của Br còn được cho là gấp 40 lần so với nguyên tử Cl.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: