Giải Sinh học 12 trang 39 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Sinh 12 trang 39 trong Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể Sinh 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 39.
Giải Sinh học 12 trang 39 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 9 trang 39 Sinh học 12: Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội. Bộ nhiễm sắc thể của hai thể đột biến này có gì khác nhau?
Lời giải:
- Cơ chế hình thành thể tam bội (3n): Trong quá trình phát sinh giao tử, bố hoặc mẹ giảm phân bất thường dẫn đến toàn bộ nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng không phân li hình thành giao tử (2n), bên còn lại giảm phân bình thường cho ra giao tử (n). Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (2n) hình thành hợp tử (3n) phát triển thành cơ thể tam bội.
- Cơ chế hình thành thể tứ bội (4n): Trong quá trình phát sinh giao tử, cả bố và mẹ giảm phân bất thường dẫn đến toàn bộ nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng không phân li hình thành giao tứ (2n). Sự kết hợp giữa hai giao tử (2n) hình thành hợp tử (4n) phát triển thành cơ thể tứ bội.
- Sự khác nhau của bộ nhiễm sắc thể tam bội (3n) và tứ bội (4n) là:
+ Trong bộ nhiễm sắc thể của thể tam bội, mỗi cặp đều chứa ba nhiễm sắc thể.
+ Trong bộ nhiễm sắc thể của thể tứ bội, mỗi cặp đều chứa bốn nhiễm sắc thể.
Câu hỏi 10 trang 39 Sinh học 12: Quan sát Hình 5.10, hãy mô tả cơ chế hình thành thể dị đa bội. Từ đó, hãy cho biết ưu điểm của thể dị đa bội.
Lời giải:
- Cơ chế phát sinh dị đa bội thường do lai xa (lai hai sinh vật khác loài) và đa bội hóa: Các loài thực vật có họ hàng thân thuộc đôi khi có thể giao phấn với nhau cho ra con lai mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 loài (nA + nB) có sức sống nhưng bất thụ, sau đó nếu ở con lai này xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội (2nA + 2nB) có khả năng sinh sản.
- Ưu điểm của thể dị đa bội: Thể dị đa bội chứa bộ nhiễm sắc thể của các loài khác nhau, do đó, mang các đặc điểm từ các loài khác nhau.
Luyện tập trang 39 Sinh học 12: Phân biệt đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
Lời giải:
Phân biệt đột biến lệch bội và đột biến đa bội:
Tiêu chí phân biệt |
Đột biến lệch bội |
Đột biến đa bội |
Đối tượng |
Gặp ở cả động vật và thực vật |
Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật |
Số lượng NST |
Biến đổi số lượng ở một hoặc một số cặp NST |
Biến đổi số lượng ở toàn bộ các cặp trong bộ NST |
Có thể tăng hoặc giảm |
Tăng theo bội số của n |
|
Cơ chế đột biến |
- Trong giảm phân, sự không phân li của 1 hay một số cặp NST tạo ra các giao tử thừa NST và thiếu NST. Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội. - Trong nguyên phân, sự không phân li của 1 hay một số cặp NST sẽ tạo ra tế bào thừa hoặc thiếu NST. Nếu sự rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở các tế bào soma sẽ làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành nên thể khảm. |
- Trong giảm phân, sự không phân li của toàn bộ các cặp NST tạo ra các giao tử 2n. Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường sẽ tạo ra thể đa bội lẻ. Sự kết hợp giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến tự đa bội chẵn. - Trong nguyên phân, nếu sự rối loạn phân li xảy ra trong lần phân bào đầu tiên của hợp tử tạo ra thể tứ bội, nếu sự rối loạn phân li xảy ra ở những lần nguyên phân tiếp theo của tế bào (tế bào soma) thì sẽ tạo đột biến thể khảm. - Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa. |
Hậu quả |
- Làm tăng hay giảm số lượng NST của 1 hoặc vài NST dẫn đến mất cân bằng hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hoặc mất khả năng sinh sản tùy từng loài. |
- Ở thực vật, các cá thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính. Các thể đa bội thường được ứng dụng trong trồng trọt, tạo cây trồng cho năng suất cao. - Ở động vật, đột biến đa bội thường gây chết do cơ chế xác định giới tính bị rối loạn. |
Lời giải Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể hay khác: