X

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Giải Sinh học 12 trang 83 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Sinh 12 trang 83 trong Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính Sinh 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 83.

Giải Sinh học 12 trang 83 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 6 trang 83 Sinh học 12: Hãy nêu một số giống cây trồng là sản phẩm của phép lai giữa các giống trong nước. Trình bày những thuận lợi, khó khăn của phương pháp chọn, tạo giống này.

Lời giải:

- Một số giống cây trồng là sản phẩm của phép lai giữa các giống trong nước:

+ Giống ngô lai đơn ĐH 17-5 được chọn, tạo và phát triển từ tổ hợp lai giữa hai dòng tự phối HL1611 × HL16. Năng suất cao.

+ Giống lúa lai hai dòng chất lượng HYT 122 là con lai của dòng mẹ AMS 30S và dòng bố R725. Giống lúa lai cứng cây, chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt; hạt gạo trong dài; cơm ngon, mềm, dẻo, vị đậm; năng suất cao.

+ Giống cà chua lai quả nhỏ HT 144 được lai từ giống CV101 và CV015. HT 144 có chiều cao cây trung bình, nhiều hoa, chín sớm, sai quả, có khả năng chịu nhiệt cao, chịu điều kiện ánh sáng ít và đất thấp độ ẩm cao, chịu bệnh héo do vi khuẩn. Đây là giống cà chua lai quả nhỏ đầu tiên ở Việt Nam.

+ Giống đậu xanh ĐXBĐ.08 từ dòng lai của tổ hợp (NM94 × KPS2). Giống ĐXBĐ.08 có thời gian sinh trưởng 75 - 80 ngày; năng suất đạt 2,03 - 2,26 tấn/ha; mức độ chín tập trung cao với năng suất đợt 1 đạt trên 67%; không nhiễm bệnh khảm vàng; hàm lượng protein trong hạt của giống ĐXBĐ.08 đạt 21,0%.

- Thuận lợi, khó khăn của phương pháp chọn, tạo giống này:

+ Thuận lợi: Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, do đó công tác chọn, tạo giống nhờ phương pháp lai hữu tính đã có sự hỗ trợ công nghệ sinh học. Các giống mới được tạo ra bằng phương pháp lai tạo truyền thống kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học niện đại đã tạo ra nhiều giống mới đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế sản xuất nong nghiệp.

+ Khó khăn: Việc ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm tạo ra cây lai giữa các giống trong nước yêu cầu kiến thức sản xuất và trình độ nhất định; đòi hỏi chi phí kinh tế cao, thời gian đầu tư kéo dài, trong khi điều kiện khí hậu thời tiết ở Việt Nam chưa thực sự thuận lợi dẫn đến nhiều rủi ro. Khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập nội giá rẻ.

Câu hỏi 7 trang 83 Sinh học 12: Hãy nêu thành tựu trong việc nhập nội giống cây trồng về Việt Nam. Đồng thời phân tích những thuận lợi, khó khăn khi trồng những giống cây này.

Lời giải:

- Thành tựu trong việc nhập nội giống cây trồng về Việt Nam: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhập nội nhiều cây trồng cho năng suất cao như đào Flora prince nhập nội từ Mỹ; lúa SL8H được nhập nội từ Philipine; giống dâu tây Sunraku nhập nội từ Nhật Bản;…

- Thuận lợi khi trồng những giống cây nhập nội: Việc nhập nội những cây trồng cho năng suất cao mang lại lợi ích về kinh tế cho người nông dân. Bên cạnh đó, việc nhập nội giống cây góp phần làm đa dạng nguồn gene trong nước.

- Khó khăn khi trồng những giống cây nhập nội: Mặc dù quản lí giống cây trồng mới nhập nội được quy định tại điều 4 của Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT (Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhưng việc nhập nội một cách ồ át và tự phát khiến cho việc quản lí gặp nhiều khó khăn, cây trồng dễ bị nhiễm các bệnh mới, có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái nếu như các cây nhập nội có xu hướng phát triển lấn át các cây trồng bản địa.

Luyện tập trang 83 Sinh học 12: Hãy tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo,… để thiết kế poster hoặc infographic trình bày về những thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng bằng phương pháp lai hữu tính ở Việt Nam.

Lời giải:

HS có thể tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng ở Việt Nam tại một số trang thông tin của:

1) Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (https://vaas.vn/vi/giong).

2) Viện Chăn nuôi (https://vcn.org.vn/).

3) Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II (https://vienthuysan2.org.vn/).

4) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (https://www.mard.gov.vn/Pages/default.aspx).

Vận dụng trang 83 Sinh học 12: Hãy đưa ra ý tưởng chọn và tạo một giống vật nuôi hoặc cây trồng cụ thể bằng phương pháp lai hữu tính.

Lời giải:

Gợi ý chọn giống vật nuôi dựa vào nguồn biến dị tổ hợp trong phép lai hữu tính:

- Chọn lọc biến dị tổ hợp theo kinh nghiệm: Giống vật nuôi được chọn dựa trên những kinh nghiệm đúc kết qua nhiều thế hệ. Ví dụ: chọn lợn theo tiêu chí "Mõm gầu giai, tai lá mít, đít lồng bàn" hay "Gà đen chân trắng".

- Chọn lọc biến dị tổ hợp dựa trên thông tin của tổ tiên: Chọn những cá thể sinh ra từ ông bà, bố mẹ hoặc họ hàng có năng suất cao, chất lượng tốt; cá thể được chọn cũng có những đặc điểm tương tự. Ví dụ: chọn bò con có ngoại hình đẹp, sinh trưởng tốt, được sinh ra từ bò bố/mẹ, ông/bà có ngoại hình đẹp, sinh trưởng tốt.

- Chọn lọc bằng chỉ thị phân tử kết hợp lai hữu tính: Ứng dụng chỉ thị phân tử để xác định mối liên hệ giữa một hoặc một số tính trạng số lượng hay chất lượng với một gene hoặc một số gene. Từ đó chọn lựa được những tổ hợp có các locus gene quy định các tính trạng tốt, sau đó bồi dưỡng, nhân lên tạo giống. Ví dụ: lợn Pietrain của Bỉ là giống lợn có tỉ lệ nạc cao nhưng loại lợn này rất nhạy cảm với trầm cảm. Ứng dụng kĩ thuật PCR, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa gene halothan với hội chứng này. Nhờ đó, các nhà chọn giống tạo ra những con lợn không bị trầm cảm.

- Chọn lọc bằng bộ gene kết hợp lai hữu tính: Thực hiện các phép lai giữa các cá thể mang nguồn gene nhập khẩu và các cá thể mang nguồn gene nội địa thuần. Các cá thể con sinh ra phù hợp điều kiện chăm sóc, chăn nuôi; phù hợp khí hậu của Việt Nam và có năng suất như giống nhập nội. Ví dụ: dê lai ba máu BBC (Boer × Bách thảo × Cỏ) có khối lượng lúc trưởng thành đạt trên 100 kg, tỉ lệ thịt xẻ đạt trên 50%.

Lời giải Sinh 12 Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: