Phân tích tác hại của các dạng đột biến NST đối với thể đột biến
Phân tích tác hại của các dạng đột biến NST đối với thể đột biến.
Giải Sinh 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 66 Sinh học 12: Phân tích tác hại của các dạng đột biến NST đối với thể đột biến.
Lời giải:
- Tác hại của đột biến cấu trúc NST đối với thể đột biến:
+ Các loại đột biến mất đoạn NST làm mất gene nên hầu hết là có hại.
+ Đột biến lặp đoạn NST, thêm số lượng bản sao của gene làm mất cân bằng gene nên có thể gây hại.
+ Các loại đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn, nếu không làm hỏng các gene ở những điểm đứt gãy thì thường ít hoặc không gây hại. Tuy vậy, những đột biến này làm thay đổi vị trí của gene trên NST nên có thể làm thay đổi sự biểu hiện của gene biểu hiện thành kiểu hình có hại. Các cá thể chuyển đoạn dị hợp (có một NST bình thường và một NST tương đồng có đoạn bị chuyển) và cá thể đảo đoạn dị hợp (một NST bình thường, một NST tương đồng có đoạn bị đảo) thường bị giảm 50% khả năng sinh sản.
- Tác hại của đột biến số lượng NST đối với thể đột biến:
+ Các loại đột biến dị bội làm mất cân bằng gene nên thường gây hại và thậm chí gây chết.
+ Các thể đột biến đa bội lẻ như 3n ở thực vật và ở một số loài động vật bậc thấp thường gây bất thụ. Các loại đột biến đa bội chẵn như 4n ít gây hại hơn so với các loại đột biến đa bội lẻ vì thường không làm mất cân bằng gene.
Lời giải Sinh 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể hay khác:
Mở đầu trang 60 Sinh học 12: Một người có kiểu hình nữ giới nhưng NST có cặp giới tính là XY....
Câu hỏi 2 trang 61 Sinh học 12: Phân biệt đột biến chuyển đoạn NST với đột biến đảo đoạn NST.....
Câu hỏi 2 trang 64 Sinh học 12: Phân biệt đột biến lệch bội với đột biến đa bội.....
Câu hỏi 1 trang 66 Sinh học 12: Cơ chế nào hình thành người có kiểu NST giới tính là XYY? ....