Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. Ban đêm, không còn ánh sáng
Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. Ban đêm, không còn ánh sáng, nhịp sinh học của cơ thể chậm dần lại, melatonin được tuyến tùng tiết ra khi ánh sáng giảm, gây buồn ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồng hồ sinh học kiểm soát giấc ngủ của con người nhạy cảm nhất trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ.
Giải Sinh 12 Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái - Kết nối tri thức
Câu hỏi 3 trang 127 Sinh học 12: Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. Ban đêm, không còn ánh sáng, nhịp sinh học của cơ thể chậm dần lại, melatonin được tuyến tùng tiết ra khi ánh sáng giảm, gây buồn ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồng hồ sinh học kiểm soát giấc ngủ của con người nhạy cảm nhất trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ.
a) Hãy giải thích vì sao sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ lại gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ.
b) Mỗi người nên làm gì để duy trì nhịp sinh học ổn định cho giấc ngủ?
Lời giải:
a) Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại làm ức chế quá trình sản sinh ra melatonin (hormone gây buồn ngủ). Sự suy giảm hormone này sẽ khiến con người tỉnh táo hơn, khó đi vào giấc ngủ.
b) Biện pháp duy trì nhịp sinh học ổn định cho giấc ngủ:
- Đi ngủ đúng giờ.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trước giờ đi ngủ.
- Tạo không gian thoải mái cho giấc ngủ: yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, giường đệm dễ chịu,…
Lời giải Sinh 12 Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái hay khác: