Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

A. Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 168 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Khi thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) nên chọn hình thức kết cấu hỗn hợp.

- Vì kiểu kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nó.

- Các ý chính:

    + Giới thiệu về tác giả.

    + Thuyết minh về thời điểm ra đời bài thơ.

    + Vẻ đẹp nội dung của bài thơ:

   • Hai câu đầu: niềm tự hào về mình và quận đội của mình.

   • Hai câu cuối: khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả.

    + Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ.

Câu 2 (trang 168 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:

    + Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích.

    + Vẻ đẹp của di tích.

    + Ý nghĩa, giá trị của di tích.

- Có thể sắp xếp theo trình tự như trên, chú ý khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa - gần, ngoài - trong...

B. Kiến thức cơ bản

- Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Người viết có thể chọn các hình thức kết cấu khác nhau nhưng dù cách nào cũng phải phù hợp với mối liên bên trong của các đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh và quá trình nhận thức của con người.

- Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau:

+ Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.

+ Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).

+ Theo trình tự logic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).

+ Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: