Soạn bài Đọc "Tiểu Thanh Kí" ngắn gọn - Soạn văn lớp 10
Soạn bài Đọc "Tiểu Thanh Kí" ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Đọc "Tiểu Thanh Kí" ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Số phận hẩm hiu đau khổ của nàng Tiểu Thanh: có tài có sắc nhưng cuộc đời của nàng lại gặp quá nhiều bi kịch
- Đồng thời cũng từ bi kịch của Tiểu Thanh, nhà thơ suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Nỗi hờn kim cổ:
+ nỗi hận của người xưa (như Tiểu Thanh) và người thời nay
+ đó những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con người có tài năng thơ phú như nhà thơ Nguyễn Du
- Từ đó, nhà thơ của chúng ta cho rằng: có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc
+ Nỗi hận ấy từ hàng trăm năm nay không thay đổi gì., nó như một câu hỏi lớn đến “ông trời” cũng không có đáp án
+ thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời
Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Nguyễn Du có sự quan tâm đặc biệt với những người phụ nữ có sắc đẹp, tài năng nhưng lại có số phận hẩm hiu.
- Nhà thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với họ, đồng thời cũng mượn thân thế của họ để ngụ ý thân thế của lớp nhà nho như mình.
- Ông trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đây là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.
Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Hai câu thơ đầu là hai câu tả cảnh để mà kể việc
+ Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tư¬ởng đến cuộc đời thay đổi.
+ Nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ
- Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chư¬ơng (tài năng).
- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.
- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của ngư¬ời đời sau.
LUYỆN TẬP
- Bốn câu thơ trên là
+ lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.
+ là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.
- Điểm tương đồng:
+ đều là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé
+ đó đều là những người phụ nữ đẹp nhưng bạc mệnh
⇒ Đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông là hình ảnh những con ngư¬ời tài hoa mà bạc mệnh
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
*Cuộc đời:
- Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.
- Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.
- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
*Sự nghiệp văn học:
- Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
- Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
C. Tìm hiểu tác phẩm Đọc "Tiểu Thanh Kí"
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.
- Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)
+ Kí: những ghi chép
+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh
→ “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán.
- Bố cục: Đề – Thực – Luận – Kết.
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp
- Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ.
+ Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng.