Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

A. Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

    + Bô lão ⇒ người cao tuổi

    + Chi lưu ⇒ sông nhánh

    + Ái quốc ⇒ yêu nước

- Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:

    + Chính thị ⇒ đích thị

    + Diệp lục tố ⇒ diệp lục

    + Dương dương tự đắc ⇒ tự đắc

    + Dương oai diễu võ ⇒ Diễu võ dương oai

    + Đại trượng phu ⇒ trượng phu

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

- Số lượng kí hiệu chữ viết không quá lớn

- Số lượng chữ cái để ghi âm vị rất ít (khoảng 26 chữ cái), muốn ghi âm tiết thì ghép chữ cái lại,

- Dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ

- Có thể ghi âm tất cả âm thanh mới lạ

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base -> ba zơ (ba-dơ), cosin -> cô sin, laser-> la-de, .......

- Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học,.........

- Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài âm rung, máy tính,....

B. Kiến thức cơ bản

I. Lịch sử phát triển của Tiếng Việt

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

a. Nguồn gốc Tiếng Việt

- Có nguồn gốc bản địa.

- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

- Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhánh Việt Mường.

- Quan hệ họ hàng tiếng Mường, Khmer, Ba-na, Ca-tu.

- Quan hệ tiếp xúc tiếng Hán.

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

- Tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo: Việt hóa về âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng.

- Các cách thức vay mượn tiếng Hán:

+ Vay mượn trọn vẹn từ Hán, chỉ Việt hóa âm đọc, giữ nguyên ý nghĩa và kết cấu. VD: tâm, tài, đức, mệnh,...

+ Rút gọn từ Hán. VD: cử nhân: cử (cụ cử); tú tài: tú (cậu tú); ngư phủ, canh nông, tiều phu, mục đồng: ngư – tiều – canh – mục, ...

+ Đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép). VD (Từ Hán g Từ Việt): Thi nhân g Nhà thơ; Văn nhân g Nhà văn…

+ Đổi nghĩa hoặc thu hẹp hay mở rộng nghĩa của từ Hán.VD:

  • Thủ đoạn (Hán): cơ mưu, tài lược, công cụ, cách thức g chỉ hành vi mờ ám, độc ác.
  • Khúc chiết (Hán): khúc khuỷu, ngoằn ngoèo g diễn đạt gãy gọn, chặt chẽ.
  • Đáo để (Hán): đến đáy, đến tận cùng (từ Hán) g đanh đá, quá mức.

3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ

- Xuất hiện chữ Nôm → Tiếng Việt khẳng định ưu thế ngày càng tinh tế, trong sáng, uyển chuyển, phong phú.

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc

- Tiếng Việt vẫn bị chèn ép.

- Nhờ sự thông dụng của chữ quốc ngữ, Tiếng Việt ngày càng tỏ rõ tính năng động.

5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay

- Trở thành ngôn ngữ quốc gia. → Phải bảo vệ sự trong sáng, tính giàu đẹp của tiếng Việt, phải nói viết đúng tiếng Việt, chống lạm dụng từ ngữ nước ngoài.

II. Chữ viết tiếng Việt

- Theo truyền thuyết và dã sử: người Việt cổ có thứ chữ Viết trông như “đàn nòng nọc đang bơi”.

1. Chữ Nôm

- Xuất hiện cùng với sự du nhập của chữ Hán.

- Là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết trên sơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt.

→ Thành quả văn học lớn nhất của người Việt.

- Nhược điểm: không được chuẩn hoá, muốn đọc chữ Nôm phải thông suốt chữ Hán.

2. Chữ quốc ngữ

- Hình thành từ thế kỉ XVII do các giáo sĩ Phương tây truyền giáo.

- Là thứ chữ ghi âm tiếng Việt dựa vào bộ chữ cái La tinh. Có nhiều ưu điểm như đơn giản, sử dụng chữ cái Latinh, cách viết và cách đọc có sự phù hợp khá cao; thuộc chữ cái → ghép vần → đọc được.

- Lúc đầu chỉ sử dụng hạn chế trong các xứ đạo, dần dần được phổ biến. Sau CMT8: Tiếng Việt giành được vị trí xứng đáng trong mọi hoạt động của đất nước.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: