Soạn bài Tấm Cám ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Tấm Cám ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Tấm Cám ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Tấm Cám

A. Soạn bài Tấm Cám (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Xung đột truyện: quan hệ dì ghẻ - con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ.

- Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn vật chất và tinh thần diễn ra trong gia đình:

    + Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả

    + Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.

    + Mẹ con Cám ăn thịt cá bống

    + Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.

- Đoạn còn lại xuất hiện những mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp nên tính quyết liệt của mâu thuẫn rõ hơn.

   + Tấm bị mẹ con Cám chặt cau khiến nàng ngã chết

   + Sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây, quả thị)

- Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật:

    + Tuyến nhân vật mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.

    + Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh cây xoan đào khung cửi  cây thị (quả thị)

- Ý nghĩa

   + Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị)

   + Cho thấy sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

   + Sự hóa thân ấy tuy là yếu tố kì ảo nhưng thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành, giữ lấy hạnh phúc, là quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.

   + Thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động.

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Đánh giá hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cámcó nhiều ý kiến trái chiều

- Học sinh có thể nêu lên ý kiến riêng của mình nhưng cần lưu ý:

   + Tấm là nhân vật cổ tích, mang đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không có tính cách riêng, thái độ, hành động, tình cảm của nhân vật đều chịu sự chi phối

   + Truyện Soạn bài Tấm Cám tập trung phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo nên mẹ con Cám là kẻ ác phải bị trừng trị thích đáng

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 10 Tập 1) Bản chất mâu thuẫn, xung đột trong truyện:

- Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng thuộc về phạm trù đạo đức xã hội phong kiến

- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác: Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng

- Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức.

LUYỆN TẬP

- Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì là:

   + Có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của truyện.

   • Các yếu tố thần kì gồm: Ông Bụt, sự hoá thân của cô Tấm...

   • Ví dụ: Cứ mỗi lần Tấm khổ sỏ quá mức (khóc), Bụt lại hiện lên hỏi: ”Làm sao con khóc, rồi Bụt lại hướng dẫn Tấm phải làm những gì? Việc Tấm chết hoá thành con chim vàng anh, rồi cây xoan, quả thị...

   • Hầu hết các yếu tố thần kì đều là những tình tiết quan trọng, không chỉ có giá trị về nghệ thuật mà còn có tính nội dung.

   + Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác

   + Kiểu nhân vật chức năng: các nhân vật trong truyện không có nội tâm, tính cách riêng, tâm lí

B. Thể loại

- Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sửu dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

- Đặc trưng của truyện cổ tích:

+ Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo.

+ Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh.

+ Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

- Phân loại:

+ Cổ tích về loài vật.

+ Cổ tích thần kì.

+ Cổ tích sinh hoạt.

C. Tìm hiểu tác phẩm Tấm Cám

- Thể loại: Truyện cổ tích thần kì.

+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt: Tấm là cô gái hiền lành, chăm chỉ, mẹ cha mất sớm, phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép. Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây, Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh quấn qu‎ýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua, nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến …Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm.

+ Phần 2 (Tiếp đó đến …truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung): Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm.

+ Phần 3 (Còn lại): Hành động trả thù của Tấm.

- Giá trị nội dung: Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.

+ Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: