Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Cổng trường mở ra

A. Soạn bài Cổng trường mở ra (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con khi con vào lớp một.

Câu 2 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Sự khác nhau về tâm trạng của mẹ và đứa con :

Mẹ Đứa con

- Trằn trọc, không ngủ được.

- Nhớ lại kỉ niệm xưa, suy nghĩ về vai trò của giáo dục, liên tưởng về ngày mai đưa con đến trường.

→ nhạy cảm và rất mực yêu thương con.

- Háo hức, cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường và ý thức được mình đã lớn.

- Ngủ dễ dàng.Chỉ bận tâm là ngày mai dậy đúng giờ,.

→ Vô tư trong sáng và đáng yêu.

Câu 3 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Người mẹ không ngủ được vì :

   + Thao thức, trằn trọc hồi hộp mừng vì con đã lớn, hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.

   + Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến nhớ lại ngày bà ngoại dắt mẹ đến trường khai giảng lần đầu tiên.

   + Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người.

- Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

   + “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : “Hàng năm cứ vào cuối thu…. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”

→ Câu văn cứ ngân nga ngọt ngào thấm đượm hồi ức của tuổi thơ người mẹ về ngày đầu tiên đi học

Câu 4 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Người mẹ không nói trực tiếp với con.

- Người mẹ đang nói với chính lòng mình, tự mình ôn lại kỉ niệm.

=> Đây chính là hình thức của độc thoại nội tâm. Dùng ngôn ngữ độc thoại, làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Câu văn nói về tầm quan trọng của nhà trường với thể hệ trẻ đó là: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”

→ Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước

Câu 6 (trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Thế giới kì diệu mở ra với em đó chính là:

   + sự hiểu biết phong phú, tri thức khoa học của nhân loại

   + tình cảm mới, con người mới, qhệ mới, tư tưởng mới.

   + những ước mơ đẹp đẽ về tương lai.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 9 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Em tán thành với ý kiến đó, bởi vì:

   + Đó là sự thay đổi lớn lao đầu tiên trong cuộc đời, được sinh hoạt trong môi trường mới lạ từ Mầm non lên Tiểu học

   + Tâm trạng vừa háo hức, vui mừng vì có quần áo mới, cặp sách mới,...vừa bỡ ngỡ, lo lắng, rụt rè, hồi hộp vì môi trường mới lạ xung quanh

   + Lớp Một cũng là độ tuổi được gia đình, nhà trường, xã hội rất quan tâm, cho nên các em sẽ nhận được sự chuẩn bị, chăm chút kĩ lưỡng nhất cho ngày khai trường này.

Câu 2 (trang 9 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai ai cũng sẽ có những ấn tượng cho riêng mình về những ngày khai trường. Còn với tôi, ngày khai trường khi chuẩn bị vào lớp 1 để lại nhiều kỉ niệm nhất. Đêm trước ngày khai trường tôi trằn trọc mãi không ngủ được với bao suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm để chuẩn bị cùng mẹ đến trường. Dừng lại trước cổng trường, tôi choáng ngợp trước sự khang trang và rộng lớn của nơi đây. Trong phút chốc tôi bỗng cảm thấy lạc lõng bởi thầy cô, bạn bè ai ai cũng mới lạ. Tôi được phân lớp từ trước nên tôi tìm đến khu vực xếp hàng của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đón tôi bằng một nụ cười thật rạng rỡ, cô ân cần hỏi han tôi và dẫn tôi vào vị trí ngồi của mình. Tôi bắt đầu dần cảm nhận được sự thân quen ở nơi đây. Tôi cởi mở hơn với bạn bè và chúng tôi bắt đầu có những câu chuyện chung trong ngày khai giảng. Tiếng trống trường giục giã, buổi học đầu tiên bắt đầu. Tôi cảm thấy vui và phấn trấn đến lạ. Sau bao lần khai trường, nhưng kí ức về ngày tựu trường đầu tiên ấy vấn còn ghi dấu mãi trong lòng tôi.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Lý Lan: sinh năm 1957, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

- Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng.

- Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằm thắm, dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.

- Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), dịch truyện Harry Potter.

C. Tìm hiểu tác phẩm Cổng trường mở ra

a. Xuất xứ:

- Đăng trên báo “Yêu trẻ” – Thành phố Hồ Chí Minh, số 166, ngày 1-9-2000.

b. Kiểu văn bản: Nhật dụng

- Vấn đề: Vai trò to lớn của giáo dục đối với cuộc sống của mỗi người.

c. Thể loại:

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

e. Bố cục: 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “mà mẹ vừa bước vào” : Tâm trạng của hai mẹ con vào đêm trước ngày khai trường con vào lớp 1.

- Phần 2: Còn lại: Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ em.

g. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

+ Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con.

+ Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Hình thức độc thoại nội tâm, biểu cảm thông qua kể, tả.

+ Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc.

+ Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện những tâm tư, tình cảm thầm kín của người mẹ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: