Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê

A. Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 26 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

- Truyện kể về cuộc chia tay đầy đau đớn và xúc động của hai anh em Thành và Thủy do bố mẹ chia tay

- Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính

Câu 2 (trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

   a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất – nhân vật Thành xưng tôi kể chuyện

Tác dụng:

- Nhân vật được trực tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình.

- Làm cho câu chuyện chân thực hơn.

   b. Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ cho cuộc chia tay giữa Thành và Thủy. Những con búp bê chia tay nhau tượng trưng cho việc anh em Thành và Thủy chia tay nhau. Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.

Câu 3 (trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

   Những chi tiết cho thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau:

- Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.

- Thành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về.

- Hai anh em nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

- Khi chia đồ chơi, hai anh em đều nhường hết cho nhau, Thủy còn đem con Vệ Sĩ để đầu gường gác cho anh ngủ.

- Khi chia tay nhau cả hai anh em đều bật khóc.

Câu 4 (trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Lời nói và hành động của Thủy mâu thuẫn ở chỗ: một mặt em giận dữ khi thấy Thành chia rẽ con Vệ sĩ và con Em Nhỏ, mặt khác, em vì thương anh nên đã bối rối sau khi “tru tréo lên”.

- Để giải quyết mâu thuẫn ấy, chỉ có thể là cha mẹ không li dị, hai anh em Thành và Thủy được đoàn tụ.

- Kết thúc truyện, Thủy quyết định để lại con Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ chia cách. Chi tiết này khiến người đọc thương cảm trước tấm lòng đầy vị tha, nhân hậu, trong sáng của Thủy.

Câu 5 (trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Chi tiết đó là:

   + Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì em không được đi học nữa. Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán.

   + Ý nghĩa: Thể hiện sự chua xót cho số phận của Thủy: Em phải sống thiếu thốn tình thương gia đình, xa bố, xa anh, không được học hành, phải lăn lộn vào đường đời để kiếm sống lúc còn quá nhỏ.

- Chi tiết khiến em cảm động nhất đó là cảnh cô giáo và các bạn cùng khóc khi biết Thủy không được đi học nữa. Bởi chi tiết vừa thể hiện sự đau xót cho cảnh ngộ của Thủy, vừa cho thấy tình thầy trò, bạn bè sâu sắc.

Câu 6 (trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Thành cảm thấy kinh ngạc tại vì:

- Lúc này, anh em Thành đang trong tâm trạng ngổn ngang, đau đớn khi chứng kiến cảnh chia tay đầy nước mắt giữa Thủy với bạn bè, thầy cô.

- Trong đầu Thành đang nghĩ tất cả những gì đang diễn ra xung quanh mình đều rất buồn, ảm đạm.

- Nhưng khi bước ra khỏi trường, Thành lại thấy cuộc sống vẫn diễn ra vui tươi, bình thường nên em mới “kinh ngạc”. Chính khung cảnh bên ngoài ấy đã làm nổi bật hơn sự bơ vơ, lạc lõng của nhân vật.

Câu 7 (trang 27 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Qua câu chuyện này, theo em có thể tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người rằng: Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì để làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Khánh Hoài (bút danh khác là Bảo Châu), tên thật là Đỗ Văn Xuyền (1937).

- Quê gốc: Thái Bình, hiện sống ở thành phố Việt Trì – Phú Thọ.

- Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1981), sở trường về truyện ngắn.

- Với giọng văn tự sự, biểu cảm ông đã khắc họa chân thực những vấn đề trong xã hội.

- Tác phẩm chính: Trận chung kết (truyện dài, 1975); Những chuyện bất ngờ (1978); Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện tự sự 1992); Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (1993-1994).

C. Tìm hiểu tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê

a. Xuất xứ: Tác phẩm từng được giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen – Thụy Điển tổ chức năm 1992.

b. Kiểu văn bản: Nhật dụng

- Vấn đề nhật dụng: quyền trẻ em.

c. Thể loại: Truyện ngắn

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (chú bé Thành – người trong cuộc chứng kiến mọi sự việc và kể lại)

→ Tác dụng:

+ Giúp tác giả thể hiện sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật.

+ Tăng thêm tính chân thực và sức thuyết phục của truyện.

- Nhân vật chính: 2 anh em Thành và Thủy.

d. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

e. Nhan đề

“Cuộc chia tay của những con búp bê”

- Những con búp bê: vốn là đồ chơi của trẻ nhỏ → gợi thế giới trẻ em ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Đọc tác phẩm ta thấy đó là 2 con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ.

- Trong truyện: Những con búp bê cũng như 2 anh em Thành và Thủy – trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì thế mà phải chia tay → gợi tình huống đáng chú ý, cần phải suy ngẫm và góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả.

(Hình ảnh ẩn dụ: nỗi đau xót, tủi hờn của những em nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh)

e. Tóm tắt

Câu chuyện kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. Vì bố mẹ li dị nên hai anh em cũng phải rời xa nhau bất đắc dĩ. Thành ở lại với bố còn Thủy về quê ngoại với mẹ. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi. Thủy đau đớn khi chia tay thầy cô và các bạn. Trước khi trèo lên xe, Thủy chạy vào nhà đặt hai con búp bê ở lại và dặn anh không bao giờ để chúng cách xa nhau.

g. Bố cục

- Phần 1. Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”: Cảnh hai anh em Thành và Thủy chia đồ chơi.

- Phần 2. Tiếp đến “trùm lên cảnh vật”: Thủy chia tay cô giáo và các bạn.

- Phần 3. Còn lại: Hai anh em chia tay nhau.

h. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

+ Truyện kể về cuộc chia tay đau đớn và cảm động của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ li hôn.

+ Ca ngợi tình anh em thắm thiết, trong sáng.

+ Phê phán những bậc cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le.

+ Khuyên nhủ: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không

- Giá trị nghệ thuật:

+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp.

+ Lời kể chân thành, giản dị, không có xung đột dữ dội, ồn ào…phù hợp với tâm trạng nhân vật và có sức truyền cảm.

+ Kết hợp cách kể chuyện bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh và cách kể bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.

+ Lựa chọn chi tiết, hình ảnh độc đáo, hấp dẫn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: