Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ngắn nhất năm 2023
Với Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm (ngắn nhất)
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
Đề | Đối tượng biểu cảm | Tình cảm cần biểu cảm |
a | Dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây) | Gắn bó, yêu thương |
b | Đêm trăng trung thu | Vui tươi, háo hức |
c | Nụ cười của mẹ | Hạnh phúc, yêu thương |
d | Tuổi thơ | Niềm vui, nỗi buồn |
e | Loài cây | Yêu mến, gắn bó |
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ
- Hình dung và hiểu về đối tượng:
+ Nụ cười của mẹ gắn bó với mỗi người từ khi còn nhỏ
+ Đó là nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ
+ Mẹ cười khi vui, hạnh phúc
+ Vắng nụ cười của mẹ em sẽ thấy buồn, trống trải
+ Lời hứa sẽ luôn học tập thật giỏi, ngoan ngoãn vâng lời để mẹ luôn cười
b. Lập dàn ý
- Mở bài: Khái quát suy nghĩ về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương, gần gũi
- Thân bài:
+ Nụ cười của mẹ gắn bó với ta từ thuở thơ ấu
+ Nụ cười của mẹ rất đẹp, hiền lành làm sáng lên gương mặt phúc hậu
+ Mẹ cười khi con chăm ngoan, học tiến bộ, cười để động viên, khích lệ tinh thần con.
+ Cảm thấy ấm áp, yêu thương, hạnh phúc khi nhìn thấy mẹ cười
+ Lời hứa sẽ luôn học tập thật giỏi, ngoan ngoãn vâng lời để mẹ luôn cười
- Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
c. Viết bài
Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.
d. Sửa bài: Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt,...
II. Luyện Tập
a. Bài văn biểu đạt tình yêu, niềm tự hào, sự gắn bó của tác giả đối với quê hương
Có thể đặt một số nhan đề: An Giang quê mình.
b. Dàn ý
- Mở bài: Tình yêu quê hương tha tiết, sâu nặng của tác giả
- Thân bài:
+ Yêu vẻ đẹp êm ả, yên bình của quê hương
+ Yêu truyền thống đấu tranh hào hùng của quê hương
- Kết bài: Khẳng định tình yêu quê hương sâu đậm
c. Phương thức biểu cảm: Trực tiếp thể hiện tình yêu quê.
B. Kiến thức trọng tâm
1. Đề văn biểu cảm
- Bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
- Các bước:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý
+ Lập dàn bài
+ Viết bài
+ Sửa bài
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
- Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.