Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ngắn nhất năm 2023

Với Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2023 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

A. Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (ngắn nhất)

- Đề văn nghị luận nêu ra một vấn đề để bàn bạc, đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.

- Tính chất của đề như ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác,... đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp

- Yêu cầu của việc tìm hiểu đề: xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài

- Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn

B. Hướng dẫn soạn bài

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

   a. Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề. Có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn sắp viết.

   b. Căn cứ vào vấn đề được đưa ra trong đề yêu cầu người viết trình bày quan điểm, ý kiến của riêng mình.

   c. Tính chất của đề văn yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận. Nó giúp ta không đi lệch khỏi vấn đề mình quan tâm.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

   a. Tìm hiểu đề văn “chớ nên tự phụ”

- Vấn đề: Không nên tự phụ

- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là phân tích, khuyên nhủ không nên tự phụ

- Khuynh hướng: Phủ định

- Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi, biết mình biết ta

   b. Cần tìm hiểu:

- Xác định vấn đề nghị luận

- Xác định đối tượng và phạm vi nghị luận

- Xác định tính chất nghị luận (khẳng định hay ohur định)

- Xác định hướng triển khai

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

   1. Xác lập luận điểm

- Em tán thành với ý kiến đó.

- Các luận điểm chính:

   + Tự phụ là một thói xấu của con người.

   + Con người sống phải biết khiêm tốn

- Những luận điểm phụ:

   + Biểu hiện của thói tự phụ

   + Tác hại của thói tự phụ

   + Vai trò của cách sống khiêm tốn

   + Lời khuyên dành cho mọi người

   2. Tìm luận cứ

- Tác hại của tự phụ:

   + Cô lập mình với người khác.

   + Bị ngưòi khác ghét bỏ, không mến trọng

   + Không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp

   + Gây nên nỗi buồn cho chính mình

   + Khi thất hại thường tự ti.

- Các dẫn chứng:

   + Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình: Có bạn cùng lớp kiêu căng, tự phụ,

   + Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo: Những vị tướng kiêu căng tự phụ trong lịch sử, những kẻ kiêu căng trong trường thi,...

   3. Xây dựng lập luận

Nên bắt đầu từ việc định nghĩa: Tự phụ là gì? Tiếp đó làm nổi bật một số tính cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

III. Luyện tập

   a. Tìm hiểu đề

- Vấn đề nghị luận: Ý nghĩa vai trò của sách đối với con người

- Đối tượng và phạm vi nghị luận: Phân tích, chứng minh để khẳng định vai trò của sách.

- Tính chất nghị luận: Khẳng định

- Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ ngợi ca vai trò của sách, đồng thời phê phán thói lười đọc sách, không trân trọng sách

   b. Lập dàn ý

- Mở bài:

   + Giới thiệu khái quát vai trò của sách đối với con người

   + Suy nghĩ, tình cảm của mình về sách

- Thân bài:

   + Sách là gì? (là kho tàng trí thức của nhân loại được đúc kết lưu truyền từ đời này sang đời khác)

   + Vì sao lại nói sách là người bạn lớn của con người? (vai trò của sách): Cho ta những tri thức, hiểu biết, khám phá thế giới tâm hồn con người, thư giãn, giải trí

   + Nhận thức rõ lợi ích của sách chúng ta sẽ làm gì: Biết yêu quý, giữ gìn, trân trọng sách, thường xuyên đọc sách

   + Lời khuyên cho mọi người và bài học cho bản thân

- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, vai trò của sách

B. Kiến thức trọng tâm

1. Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác,… đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.

2. Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.

3. Lập ý cho bài nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: