Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (ngắn nhất)
I. Thế nào là văn bản hành chính
1. Đọc các văn bản
2. Trả lời
a. - Khi cần truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc cho nhiều người biết một vấn đề gì đó người ta viết thông báo.
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta viết văn bản đề nghị .
- Khi cần trình bày một vân đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên thì người ta viết văn bản báo cáo
b. Mục đích:
- Thông báo nhằm phổ biến một nội dung.
- Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
- Báo cáo nhằm tổng kết nêu lên những gì đã thể hiện cho cấp trên biết.
c. Các văn bản trên giống nhau ở hình thức trình bày nhưng khác nhau ở mục đích và nội dung văn bản.
Khác với truyện và thơ, các văn bản này yêu cầu phải đảm bảo tính chân thực, khách quan, làm theo mẫu
d. Các loại văn bản tương tự: Biên bản, Sơ yếu lí lịch, Giấy khai sinh, Hợp đồng...
3. Kết luận:
- Văn bản hành chính là loại văn bản thường xuyên truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống, hoặc bày tỏ ý kiến cá nhân, tập thể lên cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản hành chính cần đảm bảo: Quốc hiệu và tiêu ngữ; địa điểm ngày tháng làm văn bản; họ tên chức vụ, cơ quan, tập thể; nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo; chữ kí
Luyện Tập
1. Viết thông báo
2. Viết báo cáo
3. Không viết văn bản hành chính
4. Viết đơn xin phép nghỉ học
5. Viết giấy đề nghị
6. Không viết văn bản hành chính.
B. Kiến thức trọng tâm
1. Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến nguyện vọng của cá nhân hạy tập thể đến các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Ví dụ :
– Văn bản thông báo: nhằm truyền đạt một vấn đề nào đó xuống cấp dưới hoặc phổ biến một nội dung cho nhiều người biết.
– Văn bản đề nghị (kiến nghị): nhằm đề đạt một nguyện vọng nào đó của cá nhân hay tập thể đến các cơ quan hoặc người có quyền hạn để giải quyết.
– Văn bản báo cáo: nhằm trình bày một vấn đề nào đó lên cấp cao hơn.
2. Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (trình bày theo mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
(1) – Quốc hiệu và tiêu ngữ;
(2) – Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
(3) – Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
(4) – Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
(5) – Nội dung văn bản;
(6) – Kí tên người gửi văn bản.