Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn - Soạn văn lớp 8
Soạn bài Hai cây phong ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Hai cây phong (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 100 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Hai mạch kể:
-> xưng tôi – mạch kể của nhân vật kể chuyện trong hiện tại.
-> xưng chúng tôi – mạch kể về kí ức tuổi thơ trong quá khứ với bạn bè.
+ Nhân vật người kể chuyện là người chứng kiến trong mạch kể xưng tôi, và là người tham gia trong mạch kể xưng chúng tôi.
+ Mạch kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.
Câu 2 (trang 100 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Điều thu hút những đứa trẻ là quang cảnh xung quanh khi nhìn từ trên ngọn cao nhất của hai cây phong.
+ Bởi vì khi miêu tả, tác giả đã sử dụng nhiều màu sắc để miêu tả sự vật, sử dụng bối cảnh xa gần trong miêu tả.
Câu 3 (trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Hai cây phong chiếm vị trí trung tâm vì nó là biểu tượng của làng, vì nó gắn bó với cả cuộc đời từ khi tấm bé của nhân vật tôi.
+ Hai cây phong được miêu tả sống động vì người kể chuyện đã hóa thân vào đó để hiểu thấu nó như một sinh thể sống.
+ Sự miêu tả đó đến từ cả kinh nghiệm, kí ức của những người đi trước.
Câu 4 (trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Những đoạn có thể học thuộc lòng:
+ “Trong làng tôi….bốc cháy rừng rực”
+ “Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong…. Trên đỉnh đồi cao này”
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
*Tiểu sử
- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư- xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.
- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).
*Sự nghiệp văn học
- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
- Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...
- Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư(1967), Con tàu trắng (1970).
C. Tìm hiểu tác phẩm Hai cây phong
- Xuất xứ: Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.
- Tóm tắt tác phẩm Người thầy đầu tiên:
+ Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau nay, khi làng Cu-cu-rêu đón bà An-tư-nai một người hoạ sĩ nổi tiếng cũng là người dân làng về mở trường, bí mật về hai cây phong mới được hé lộ.
+ Antưnai năm 15 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Cô bé phải sống với người thím độc ác luôn đánh đập cô bé. Vào một ngày nọ, thầy giáo Đuy-sen một người thanh niên cộng sản được cử về mở trường dạy học ở làng Cu-cu-rêu, hai người đã gặp nhau. Thầy Đuy-sen vô cùng quý mến An-tư-nai và cầu xin gia đình bà thím cho An-tư-nai đi học. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã thành công.
+ Thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẫn có một nghị lực phi thường. Nhưng không may mắn, bà thím An-tư-nai đã quyết gả cô cho một tên quý tộc to lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ An-tư-nai. Hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai rằng giờ đây An-tư-nai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, An-tư-nai chắc chắn sẽ thành công.
+ Nhưng sự thật quá phũ phàng, An-tư-nai vẫn bị bắt đi làm vợ lẽ mặc sức thầy Đuy-sen đã ra sức chống cự bọn quý tộc đến nỗi bị chúng đánh gãy tay và máu chảy đầm đìa.
+ Sau ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng An-tư-nai đã được thầy Đuy-sen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, An-tư-nai đã biết mình có tình cảm với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của An-tư-nai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần An-tư-nai nhìn lần người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã đi bộ đội và bị báo tin mất tích... Năm 1946, An-tư-nai trở về quê hương xưa, nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là: "Trường Đuy-sen" - ngôi trường mang tên người cộng sản đầu tiên.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Ngôi kể thứ nhất.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến …gương thần xanh): Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.
+ Phần 2 (Còn lại): Kí ức tuổi thơ về hai cây phong.
- Giá trị nội dung: Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy – người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
+ Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.
+ Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.