Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ngắn gọn - Soạn văn lớp 8


Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

A. Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (ngắn nhất)

I. Chuẩn bị ở nhà

II. Luyện tập trên lớp

3. Sắp xếp lại luận điểm đã cho: (a) – (c) – (e) – (b) – (d).

4. Xác định và vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

  a b

Yếu tố tự sự

   + Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để mặc vào một chiếc áo phông.

   + Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường.

   + Lại có bạn quên cả việc học tập.

  + Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra bạn của lớp mình.

   + Nhớ lớp kịch "Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục" mà chúng ta mới học

   + Cái ông trưởng giả Giuốc-Đanh kia .đặt may lễ phục

   + Ông ta tưởng rằng hễ mặc được bộ lễ phục quý tộc là mình có ngay cái sang của nhà quý tộc.

   + Ông Giuốc-Đanh đã tự mình biến thành trò cười

   + Ông ta cò bị đám thợ phu lột áo, quần

Yếu tố miêu tả

   + Trắng, loè loẹt, loằng ngoằng

   + Xé gấu và thủng gối

   + Dán mắt vào, đắm đuối.

  + Mái tóc đỏ hoe, đôi giày cao quá khổ, áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình, người gầy nhỏ, quần trắng ống rộng lùng thùng

   + Hãnh diện ngẩng cao đầu

   + Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn

   + Bị lột cả áo ngắn, quần cộc

   + Giuốc-Đanh kia hăm hở

Câu 5 :

Gợi ý

Đề: Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

Dàn ý

A- MB: Ăn mặc là nhu cầu thiết yếu của con người. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, người ta càng có yêu cầu cao trong cách ăn mặc. Nhưng ăn mặc như thế nào vừa đẹp lại vừa thể hiện được văn hóa của con người là một vấn đề nóng bỏng.

B- TB:

1- Quan điểm sai lầm về trang phục:

   - Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Các bạn chạy theo “mốt lạ” (kết hợp kể và tả).

   - Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành con người “văn minh”, “sành điệu”.

   - Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ. Không chỉ thế, nó còn làm cho con người trở nên lố lăng (kết hợp biểu cảm).

2- Trang phục có văn hóa phản ánh phẩm cách tốt đẹp của con người phải:

   - Phù hợp với thời đại.

   - Phù hợp với truyền thống văn hóa.

   - Phù hợp với lứa tuổi.

   - Phù hợp với hoàn cảnh sống.

C- KB: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.

B. Kiến thức trọng tâm

- Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn nhất, hay khác: