Soạn bài Trường từ vựng ngắn gọn - Soạn văn lớp 8
Soạn bài Trường từ vựng ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Trường từ vựng ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Trường từ vựng (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: thầy, mẹ, cô, mợ, bà họ nội.
Câu 2 (trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
a, Dụng cụ đánh bắt thủy hải sản
b, Vật dụng để đựng
c, Hoạt động của chân
d, Tâm trạng, cảm xúc
e, Tính cách
g, Dụng cụ để viết
Câu 3 (trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Các từ in đậm thuộc trường từ vựng “thái độ”.
Câu 4 (trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Khứu giác | Thính giác |
mũi, thơm, điếc, rõ | nghe, tai, thính, điếc, rõ |
Câu 5 (trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ lưới: trường dụng cụ đánh bắt (nơm, câu, vó,…).
+ lạnh: trường thời tiết (nóng, ấm, rét,…); trường cảm xúc (lạnh nhạt, nồng nhiệt,…).
+ tấn công: trường hành động (tấn công, phòng thủ, bảo vệ,…).
Câu 6 (trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Tác giả chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng “chiến tranh” sang trường từ vựng “nông nghiệp”.
Câu 7 (trang 24 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
Trường học là nơi chắp cánh ước mơ cho những cô cậu học trò. Thầy cô là người dìu dắt, trao cho chúng ta đôi cánh tri thức. Bạn học là những người đồng hành cùng nhau tiến bộ.
B. Kiến thức trọng tâm
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Lưu ý:
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại (danh từ, động từ, tính từ,…).
+ Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
+ Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,…).