Soạn bài Một thời đại trong thi ca - ngắn nhất Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Một thời đại trong thi ca ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Một thời đại trong thi ca - ngắn nhất Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới với cái cũ. Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.
Trả lời:
Em đã từng băn khoăn khi phân biệt cái mới với cái cũ. Cái mới là những thứ hiện đại, mới mẻ, được sử dụng nhiều trong cuộc sống; cái mới thường được xây dựng và phát triển trên nền tảng của cái cũ. Còn cái cũ là những thứ ở quá khứ, thường được lưu giữ làm kỉ niệm.
Câu hỏi 2 (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.
Trả lời:
* Chọn bài thơ trung đại: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ mới: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.
* So sánh:
- Về nội dung:
Thơ trung đại:
+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng
+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người
+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa
+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp
+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm
Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.
Thơ hiện đại:
+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân
+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp
+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại
+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao
Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn.
- Về hình thức:
Thơ trung đại:
+ Tính quy phạm chặt chẽ
+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt
+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều
+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát…
Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”: được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả
Thơ hiện đại:
+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp
+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do
Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận”: với thể thơ 7 chữ sáng tạo góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc
1. Chú ý vấn đề được nêu để bàn luận
Vấn đề được nêu để bàn luận: “Đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.”
2. Cái khó khi phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ là gì?
Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra và Cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở.
3. Tiêu chí nào được nêu để phân biệt thơ mới – thơ cũ?
Tiêu chí để phân biệt thơ mới – thơ cũ là dựa vào đại thể.
4. Chú ý cách lập luận của tác giả.
- Luận điểm: Cái tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ.
- Lí lẽ: Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nó giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.
=> Đặt vấn đề rõ, gọn. Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.
5. Tình trạng “cái tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.
- Cái “tôi” xuất hiện bỡ ngỡ vì mang quan niệm cá nhân. “Khi cái “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một minh!”
6. Những biểu hiện khác nhau của “cái tôi” trong Thơ mới.
- Ngày một ngày hai nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá.
- Tâm hồn của thi nhân chỉ vừa thu xong khuôn khổ chữ “tôi”.
- Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.
- Làm cho thơ Việt Nam buồn và xôn xao, cùng lòng tự tôn, ta mất luân cả cái bình yên thời trước.
7. Ý nghĩa của “cái tôi” Thơ mới.
“Cái tôi” đem lại cho ta nhiều giá trị mới. Nó thể hiện sự cách tân của thơ vì cuộc đời và lẽ sống. “Cái tôi” trong Thơ mới xuất hiện gắn liền với từng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới. Các nhà Thơ mới đều có ý thức khẳng định mình như một thực thể duy nhất không lặp lại.
8. Chú ý cách sử dụng biện pháp tu từ trong lời văn nghị luận.
Sử dụng biện pháp điệp ngữ, so sánh đối chiếu ở cấp độ phù hợp, mang lại hiệu quả.
=> Một cách viết văn nghị luận văn chương dễ hiểu mà rất tài hoa, tinh tế, hấp dẫn.
* Sau khi đọc
Nội dung chính
Văn bản đã nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần Thơ mới: Lần đầu tiên chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên sự bế tắc trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ. Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận với lập luận chặt chẽ, tác giả đã thể hiện rõ đặc trưng tinh thần của thơ mới là cái tôi cá nhân phóng khoáng, thể hiện màu sắc riêng đặc trưng.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Để làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.
Trả lời:
Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”:
- Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.
- Tinh thần thơ mới: chữ tôi
- Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.
Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm sắp xếp theo trình tự logic: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.
Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.
Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy nhận xét cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”).
Trả lời:
Cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”):
- Các nhà thơ mới trốn tránh hiện thực và thoát li hiện thực.
- Chủ đề được khai triển theo 2 phần chính: khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung.
- Điểm qua những gương mặt điển hình cũng như qua các lãnh địa riêng tiêu biểu của các nhà thơ mới qua một số nhà thơ tiêu biểu ta thấy được sự phân hóa đa dạng, bế tắc của ý thức cá nhân.
Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận được Hoài Thanh thể hiện qua văn bản.
Trả lời:
Bằng chứng trong văn bản:
- Nhưng chính Xuân Diệu còn viết…
- Và một nhà thơ cũ tả cảnh thu lại có những câu nhí nhảnh và lả lơi…
- Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch…
- Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu…
- Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ…
- …
=> Hoài Thanh lấy dẫn chứng thực tế từ những nhà thơ mới đa dạng, cụ thể, giúp cho văn bản có sức thuyết phục cao hơn.
+ Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc
+ Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử.
Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.
Trả lời:
Biện pháp nghệ thuật:
- Điệp ngữ: “Chưa bao giờ như bây giờ”.
- So sánh: “Tinh thần nòi giống như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.”
= > Giá trị đặc sắc:
- Làm nổi bật giá trị của tinh thần thơ mới, thể hiện cái tôi yêu nước thầm kín của các thi nhân.
- Làm cho lời văn nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
- …
Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.
Trả lời:
- Hiểu biết về phong trào Thơ mới:
+ Tinh thần thơ mới được gói gọn trong một chữ “tôi”. Cái tôi của các nhà thơ mới là bản ngã của con người. Chỉ khi nào cái tôi ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. Cái tôi trong thơ mới chính là khát vọng được thành thực, là sự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội.
+ Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người nghệ sĩ.
- Lối văn phê bình của Hoài Thanh:
+ Đặt vấn đề rõ, gọn.
+ Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm.
+ Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.
+ Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.
Đoạn văn tham khảo
Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.