Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật trang 21, 22 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật - Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính:
Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật lí giải một cách hài hước về đặc điểm của các loài vật trong tự nhiên thông qua tình huống đi tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.
Câu 1 trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hãy đọc văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):
Cuộc tu bổ lại các giống vật
Những đặc điểm chính |
Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có) |
Nhân vật |
|
Không gian |
|
Thơi gian |
|
Cốt truyện |
|
Nhận xét chung |
|
Trả lời:
Những đặc điểm chính |
Nhận xét ( kèm bằng chứng nếu có) |
Nhân vật |
- Ngọc Hoàng dù là những người đứng đầu và có quyền năng nhưng làm việc khá hấp tấp và không cẩn thận. Cụ thể hơn là họ đã làm nhiều loại động vật như vịt, chó, chiền chiện đều thiếu mất bộ phận cần thiết - Ba vị Thiên thần thì làm việc rất có trách nhiệm. Họ cố gắng lấy cả chân ghế, chân hương để giúp đỡ những con vật bị thiếu bộ phận. => Vị thần có sức mạnh và sức mạnh vô thường. |
Không gian |
- Không gian ở đây không được miêu tả nhiều. Chỉ có cảnh các thiên thần xuống núi để giúp đỡ vạn vật và các thiên thần bay về trời - Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng. |
Thời gian |
- Bối cảnh thời gian được lấy lúc sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo ra vạn vật |
Cốt truyện |
- Cốt truyện khá thú vị khi lồng việc nói về nguồn gốc của các loài vật vào việc Ngọc Hoàng hấp tấp tạo nên vạn vật ,có con vật bị thiếu bộ phận |
Nhận xét chung |
Đây là một câu truyện thần thoại sáng tạo, thú vị xen lẫn hài hước nói về sự ra đời của vạn vật |
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” có gì giống và khác với truyện “Prô-mê-tê và loài người”?
Trả lời:
Điểm giống nhau:
- Đều là truyện thần thoại.
- Nội dung về nguồn gốc của vạn vật.
- Cốt truyện khá tương đồng. Ví dụ như: Ngọc Hoàng và Ê-pi-mê-tê đều hấp tấp, mắc lỗi khi tạo ra vạn vật. Các thiên thần và Prô-mê-tê đề là người đi giúp đỡ , sửa lại
Điểm khác nhau:
- Cuộc tu bổ lại các giống vật là thần thoại Việt Nam. Prô-mê-tê và loài người là thần thoại Hy Lạp
- Ngôn ngữ của truyện thần thoại Việt Nam dễ hiểu và đơn giản hơn thần thoại Hy Lạp.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?
Trả lời:
- Cần có trí tưởng tượng và hình dung về mọi vật.
- Đọc thần thoại cùng là một cách tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử thông qua cái nhìn của tác giả dân gian.
Bài giảng: Cuộc tu bổ lại các giống vật - Chân trời sáng tạo - Thầy Nguyễn Quang (Giáo viên VietJack)