Bố cục Chữ người tử tù chính xác nhất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn bố cục tác phẩm Chữ người tử tù Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững bố cục tác phẩm Chữ người tử tù.
Bố cục văn bản Chữ người tử tù - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức
Chia văn bản làm 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại
- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.
Tóm tắt Chữ người tử tù
Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù
Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường. Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.
Nội dung chính Chữ người tử tù
Nội dung chính Chữ người tử tù - Mẫu 1
Truyện ngắn khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao - một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
Nội dung chính Chữ người tử tù - Mẫu 2
Truyện kể về Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng.
Tác giả - tác phẩm: Chữ người tử tù
I. Tác giả văn bản Chữ người tử tù
1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quân Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông sinh gia trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Năm 1929, khi đang học Thành Chung Nam Định ông bị đuổi học.
- Sau đó, ông bị đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.
- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương.
- Năm 1945, ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến.
- Năm 1948 – 1957, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Vang bóng một thời, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Tùy bút Sông Đà, Ngọn đèn dầu lạc,....
b. Phong cách nghệ thuật
- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông": mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mỹ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại gọi là Vang bóng một thời.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông không đối lập quá khứ với hiện tại. Theo ông, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.
+ Nguyễn Tuân theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, và những phong cảnh tuyệt mỹ.
II. Tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù
1. Thể loại:
Chữ người tử tù thuộc thể loại truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Chữ người tử tù có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Tóm tắt:
Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
5. Bố cục:
Chữ người tử tù có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại
- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ
6. Giá trị nội dung:
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
7. Giá trị nghệ thuật:
Tác phẩm thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình...
Để học tốt bài học Chữ người tử tù lớp 10 hay khác: