Huyện đường - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Huyện đường Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Tác giả - tác phẩm: Huyện đường.

Tác giả - tác phẩm: Huyện đường - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

I. Tìm hiểu tác phẩm Huyện đường

1. Thể loại: Tuồng

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi. Đoạn trích Huyện đường thuộc cảnh I của hồi thứ II, thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện.

- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen ở cuối vở.

3. Tóm tắt: 

Văn bản kể lại thời gian trước khi vào xử án vụ trộm, tri huyện và đề lại bàn bạc nhau xử thế nào cho có lợi, có thể ăn được tiền.

Huyện đường - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

4. Bố cục: Chia đoạn trích thành 2 phần 

- Phần 1: Từ đầu đến “Vào ra cũng phải chuyên cần”: Tri huyện tự bạch 

- Phần 2: Còn lại: Đề lại và tri huyện tính toán, bày mưu để có thể lấy được tiền từ vụ xét xử

5. Giá trị nội dung: 

- Lên án tố cáo sự mục ruỗng, thối nát nơi quan trường phong kiến.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôn ngữ châm biếm đả kích, gấy cười.

- Tiếng cười trào phúng, mỉa mai.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Huyện đường

1. Khung cảnh nơi quan trường 

- Trên tường là bức hoành phi đề hai chữ “Huyện đường”. Hai bên có hai câu đối. Bên cạnh câu đối phía trái có cửa vào nhà trong

- Một chiếc bàn to để chính giữa. Trên bàn có ống bút, nghiên mực, điếu bình

- Bên trái, bàn giấy của viên đề lại để xây mặt ra khán giả phía phải của sân khấu, trên bàn cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ

2. Các nhân vật quan Tri huyện, Đề lại, Lính lệ

* Tri huyện 

- Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được

- Phải nắm đứa có tóc ai nắm kẻ troc đầu. (cười khoái trá). Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừn giới năm mươi quan tiền.

- Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò.

* Đề lại 

- Ta cứ để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.

- Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy gì mà không xử Sò với Hến được.

* Lính lệ

- Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi lẩm bẩm mãi quan mưới chịu xử vụ này đấy.

→ Ta thấy sự tương đồng về bản chấn, thủ đoạn bẩn thỉu, đê tiện giữa các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đến đề lại và lính lệ.

Học tốt bài Huyện đường

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Huyện đường Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm các bài giới thiệu tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác: