Tấm lòng người mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Tấm lòng người mẹ Ngữ văn lớp 11 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tấm lòng người mẹ.
Tác giả - tác phẩm: Tấm lòng người mẹ - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Tấm lòng người mẹ
- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
- Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
- Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
II. Tìm hiểu tác phẩm Tấm lòng người mẹ
1. Thể loại
- Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thuộc thể loại: truyện ngắn.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Đoạn trích nằm trong tác phẩm Những người khốn khổ, được xuất bản năm1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (Từ đầu đến “Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin”): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.
- Phần 2 (“Tiền chị kiếm ra quá ít ỏi” đến “mồ hôi lạnh”): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.
- Phần 3 (“Một hôm” đến “Cô-dét không ốm”): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.
- Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê của cô.
5. Giá trị nội dung
- Đoạn trích nói tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.
6. Giá trị nghệ thuật
- Lối viết tiểu thuyết thu hút, độc đáo
- Ngôn ngữ dễ hiểu và tinh tế
- Xây dựng nhân vật và khắc họa chân thực.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tấm lòng người mẹ
1. Tình huống truyện
- Tình huống truyện: Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, chủ nợ đòi tiền hối thúc liên tục và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vỏ khi luôn viết thư thôi thúc, đòi tiền để nuôi con gái nàng, Cô-dét. Truyện được đẩy đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng bán tóc, sau đó bán răng và túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.
- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ, “kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống”
- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.
=> giúp lột tả được tâm trạng đau khổ, bị dồn đến mức đường cùng của người mẹ, chỉ cần nghĩ đến hình ảnh đứa con “thơ ngây yêu dấu”, chị có thể hi sinh tất cả.
2. Nhân vật Phăng-tin
- Hoàn cảnh của Phăng-tin: rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, khốn khổ (chỉ vì muốn có tiền mua váy len, tiền mua thuốc để chữa chạy bệnh sốt ban và không muốn đứa con tội nghiệp bị tống ra khỏi đường giữa tiết trời lạnh buốt giá, nàng đã gạt bỏ đi hết nỗi lo lắng, sợ hãi, để đi đến quyết định là bán tóc, bán răng và bán dâm).
- “Cái răng, cái tóc là góc con người” ý chỉ vẻ đẹp quyết định ngoại hình của người đó. Nhưng đối với nàng, những điều đó giờ đây không còn quan trọng nữa dẫu biết đầu trơ trụi, nụ cười “rớm máu”, và để lại một lỗ hổng đen. Và khi một lần nữa cuộc đời xô đẩy nàng đến bước đường cùng, nàng đã quyết định “bán nốt vậy”, nàng bán dâm. Mặc dù bế tắc, cùng quẫn là thế nhưng nàng vẫn chỉ luôn nghĩ về đứa con của mình, có thể đánh đổi mọi thứ để con được sống, không khổ sở, đói rét, ốm đau bệnh tật. => ta thấy được ở con người nàng, toát lên tình mẫu tử đầy thiêng liêng, cao đẹp và thật đáng trân trọng.
=> Tái hiện lại bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ một cách chân thực về góc khuất của con người cùng khổ đói khát, bế tắc dưới quyền cai trị của nhà vua Na-pô-lê-ông I.
=> Thông qua nhân vật Phăng-tin đã dám hy sinh tất cả, sẵn sàng nuôi đứa con bị bỏ rơi, nhà văn đã thành công nổi bật vẻ đẹp của một người mẹ và cái bóng của lý tưởng đẹp trong một xã hội vô cảm.
Học tốt bài Tấm lòng người mẹ
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tấm lòng người mẹ Ngữ văn lớp 11 hay khác: