Tôi đã học tập như thế nào? - Tác giả tác phẩm (mới 2023) - Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? Ngữ văn lớp 11 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào?.

Tác giả - tác phẩm: Tôi đã học tập như thế nào? - Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả văn bản Tôi đã học tập như thế nào?

- M. Go-rơ-ki sinh ra tại Nizhny Novgorod và trở thành một đứa trẻ mồ côi khi ông mới mười tuổi.

- Ông được bà nuôi dưỡng, bà của Go-rơ-ki là một người rất giỏi kể chuyện.

- Cái chết của bà ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của ông, sau một lần tự vẫn không thành vào năm 1887, ông đã đi bộ xuyên qua Đế chế Nga trong 5 năm liền, làm nhiều công việc khác nhau và tích lũy vốn kiến thức để sử dụng vào các tác phẩm sau này.

- Ông một nhà văn, người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương và là một nhà hoạt động chính trị người Nga.

Tôi đã học tập như thế nào? - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào?

1. Thể loại: Truyện

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- In trong Tuyển tập truyện ngắn M. Go-rơ-ki, tập hai.

Tôi đã học tập như thế nào? - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản có phương thức biểu đạt là Tự sự.

4. Bố cục bài Tôi đã học tập như thế nào?

2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “ngồi yên” – Cuộc trò chuyện giữa Pê-xcốp và Đức Giám mục.

+ Phần 2: Còn lại – Cuộc đấu tranh giữa hai phần “thú” và “người” trong quan niệm của Pê - xcốp.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản cho ta thấy được tầm quan trọng của việc tự học, việc đọc sách. Có thể thấy, tác giả nhận thức rõ ràng và sâu sắc về vai trò và giá trị của việc đọc sách đối với sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ mỗi người.

6. Giá trị nghệ thuật: 

-  Lập luận chặt chẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt làm nổi bật tâm trạng của nhân vật tôi khi đọc những quyển sách.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào?

1. Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã tác động đến Pê-xcốp

+ Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã tác động: Mạnh mẽ và sâu sắc đến Pê-xcốp:

+  Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh.

+ Tình cảm, trí tuệ và thế giới tinh thần vốn phong phú, trong sáng của cậu bé được Đức Giám Mục phát hiện, đánh thức và ghi nhận, biểu dương ngay trong lớp học trước các thầy giáo và bạn học.

+ Pê-xcốp cũng tự phát hiện ra cái phần không phải "con thú" trong chính mình.

= > Nhận xét cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám Mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa trò chuyện với cả lớp.

+ Tác giả - người kể hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám Mục nhưng vẫn giúp nghe được tiếng nói tâm tình của Pê-xcốp  và các học sinh cùng lớp với cậu bé.

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám Mục với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đều trở nên thân thiết, nổi bật.

2. Cuộc đấu tranh giữ hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp

- Phần "thú" và phần "người": Phần non nớt, bản năng, hoang dã,  thậm chí "man rợ"....

- Phần "người" (hay "con người"): Phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng (phần "Quan niệm về cuộc sống tốt đẹp và sự thèm khát về cuộc sống ấy"). Ở đó có lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh: Nhờ học qua trường đời, cuộc sống cần lao và qua sách. Pê-xcốp hiểu ra sự đối lập và cuộc đấu tranh không dễ dàng giữa phần "thú" và phần "người". Cậu luôn khao khát Chiến thắng phần "con thú" trong bản thân, khao khát "tách khỏi con thú để lên tới gần con người tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp và về sự thèm khát cuộc sống ấy".

- Con đường ấy được ví với việc bước dần lên những bậc thang như một quá trình rèn luyên lâu dài không mệt mỏi. mỗi thành công chỉ là "một bậc thang nhỏ" nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

= > Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy được thể hiện qua văn bản:

- Ngôi kể: Người kể chuyện không chỉ tường thuật một câu chuyện, mà còn thể hiện ý kiến của mình về việc đấu tranh giữa "thú" và "người".

- Điểm nhìn của người kể có tác dụng: Giúp người đọc thông hiểu được những khó khăn, thử thách và bài học trong cuộc đấu tranh này. Ngoài ra, người kể cũng thể hiện quan điểm và giá trị của mình thông qua việc lựa chọn các chi tiết và tình huống trong câu chuyện.

3. Nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản

* Nội dung:

-  Phần trước: Thuật lại theo hồi ức về những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi trường của nhà thờ. Ban đầu, cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, "man rợ". Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

- Phần sau:Thuật lại những tháng năm Pê-xcốp tự kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê-xcốp đã trưởng thành.

* Hình thức:

- Phần trước: Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn gây ấn tượng mạnh:

+ Dùng nhiều mẫu chuyện sự việc kịch tính bất ngờ.

+ Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

+ Tác giả vừa hóa thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

- Phần sau: Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

+ Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

+ Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện.

= > Tính thống nhất trong chỉnh thể của tác phẩm:

- Đọc kỹ sẽ thấy sự khác biệt trên không hề phá vỡ tính thống nhất chỉnh thể mà còn cho thấy sự đa dạng của các môi trường/ hoàn cảnh học tập.

- Thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần "thú" và phần "người" ở các môi trường khác biệt.

- Đặc biệt cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể.

- Đó cũng là sự linh hoạt, đa dạng trong bút pháp tự truyện của M.Go-rơ-ki. 

4. Khoảng cách nhận thực giữa người kể và nhân vật:

- Các câu chuyện được kể lại là hồi ức - những sự việc mẩu chuyện xảy ra đã lâu, vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên sáu bảy tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

- Thời điểm tác giả M.Go-rơ- ki viết: Tôi đã học tập như thế nào? là khoảng năm 1917 - 1918. Trước đó ông đã viết: Thời thơ ấu (năm 1913 - 1914), Kiếm sống (năm 1915 - 1916). Tức là truyện: Tôi đã học tập như thế nào?  được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 - 50 (ông sinh năm 1968). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự việc với Pê-xcốp  ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 - 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỷ.

- Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm Tất nhiên sẽ khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng thông điệp của tác phẩm, không thể không lưu ý điều này.

- Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách, thời gian, tuổi tác, nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận sự việc, cách hành xử của cậu bé, Tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách.

Ví dụ: Cách nhìn và giọng điệu tự phê phán, tự diễn mình trong nhiều câu văn: "Tôi trả thù ông ta  ... có ý nghĩa đối với tôi...." (SGV tập 2 - tr.99)                                            

Học tốt bài Tôi đã học tập như thế nào?

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tôi đã học tập như thế nào? Ngữ văn lớp 11 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: