Top 15 tóm tắt Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai (hay, ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tóm tắt Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai lớp 11.

Tóm tắt Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Mẫu 1

      Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi hiện lên trong những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua. Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử đô thị, hệ thống tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây, vừa là kết quả có giá trị của giai đoạn đô thị hoá mang tính bản lề ấy. Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá. Như vậy, việc khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực chứng, khoa học về tình yêu của người Hà Nội. Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị. Đó sẽ là một cung đường của kí ức, hiện tại và nối đến tương lai!

Tóm tắt Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Mẫu 2

         “Vì sao hệ thống tàu điện tồn tại từ thời Pháp thuộc lại tạo nên dấu ấn sâu đậm như vậy trong lòng người Hà Nội?”.  Đây là câu hỏi mà chưa ai tìm được cách lí giải thấu đáo. Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên năm tuyến đường hướng về Bờ Hồ – trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử đô thị, hệ thống tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây, vừa là kết quả có giá trị của giai đoạn đô thị hoá mang tính bản lề ấy. Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá. Nhưng do nhiều nguyên do, đến năm 1989 – 1990, thành phố quyết định chấm dứt hoạt động và loại bỏ hệ thống tàu điện sau nhiều nỗ lực đổi thay. Quyết định ấy đã khiến Hà Nội mất đi một thứ rất đáng được xem là di sản đầy tiềm năng để phát huy giá trị. Những thanh tà vẹt được bóc dỡ dần trong day dứt của biết bao người. [...] Tàu điện Hà Nội vì thế chỉ còn là hoài niệm và nuối tiếc. Như vậy, việc khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực chứng, khoa học về tình yêu của người Hà Nội. Nên xem xét khôi phục một phần hệ thống tàu điện lịch sử – một đặc trưng văn hoá riêng của Thủ đô, với một phương thức “lưỡng dụng”: vừa phục vụ du lịch, vừa phục vụ phát triển giao thông công cộng Nghiên cứu để đánh giá tiềm năng phục hồi tuyến tàu điện xưa, trong không gian đặc trưng, liên kết các di tích, danh thắng quan trọng với các khu dân cư ở trung tâm của Hà Nội sẽ là một việc làm vừa có tính văn hoá lịch sử, vừa mang hơi thở của thời đại – một cách làm bền vững. Đó sẽ là một cung đường của kí ức, hiện tại và nối đến tương lai!

Tóm tắt Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Mẫu 3

       Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên năm tuyến đường hướng về Bờ Hồ – trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô. Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lí giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi: “Vì sao hệ thống tàu điện tồn tại từ thời Pháp thuộc lại tạo nên dấu ấn sâu đậm như vậy trong lòng người Hà Nội?”. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử đô thị, hệ thống tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây, vừa là kết quả có giá trị của giai đoạn đô thị hoá mang tính bản lề ấy. Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá. Dễ dàng nhận thấy mạng lưới tàu điện từ đây hướng ra vùng ngoại ô Yên Phụ, Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, Bạch Mai, Đống Mác khi xưa, lại hoàn toàn dựa trên những tuyến đường bản địa. Đó phải chăng chính là sự giao thoa Đông – Tây? Tuy nhiên vì nhiều nguyên do, đến năm 1989 – 1990, thành phố quyết định chấm dứt hoạt động và loại bỏ hệ thống tàu điện sau nhiều nỗ lực đổi thay. Quyết định ấy đã khiến Hà Nội mất đi một thứ rất đáng được xem là di sản đầy tiềm năng để phát huy giá trị. Rất nhiều nước Châu Âu họ đều giữ lại, cải tạo, phát triển phù hợp và có tính kế thừa cao. Như vậy, việc khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực chứng, khoa học về tình yêu của người Hà Nội. Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị. Đó sẽ là một cung đường của kí ức, hiện tại và nối đến tương lai!

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: