Cải ơi - Tác giả tác phẩm (mới 2023) - Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Cải ơi Ngữ văn lớp 11 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Cải ơi.
Tác giả - tác phẩm: Cải ơi - Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Cải ơi
- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại Cà Mau, mọi người thường gọi là cô Tư.
- Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn thuộc thế hệ 7x. Trước khi bén duyên với công việc viết lách, Nguyễn Ngọc Tư chỉ là một cô gái nông dân bình thường của vùng sông nước Cà Mau. Sau đó, nhờ sự động viên của cha cùng tài năng văn chương và sự đồng cảm với những hoàn cảnh con người vất vả, lam lũ, Nguyễn Ngọc Tư đã bắt tay vào viết những tác phẩm văn học đầu tiên của mình.
- Ba tác phẩm đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải trên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau. Ấn tượng với cô gái trẻ có văn phong hết sức độc đáo, chị được nhận vào làm tại chính tạp chí này.
- Liên tiếp sau đó, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho ra mắt nhiều tác phẩm với tiếng vang và giải thưởng lớn. Hiện nay, chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam và được coi là hiện tượng văn học đặc biệt ở Nam Bộ, một nhà văn của sự mộc mạc và bình dị thôn quê.
- Đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã có rất truyện được xuất bản, in ấn số lượng lớn như Ông ngoại, Biển người mênh mông, Giao thừa, Nước chảy mây trôi, Cái nhìn khắc khoải, Cánh đồng bất tận.
II. Tìm hiểu tác phẩm Cải ơi
1. Thể loại
Cải ơi thuộc thể loại truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Cải ơi là tác phẩm lấy trong tập Cánh đồng bất tận sáng tác 2005 là tập truyện ngắn hay và đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Cải ơi có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Người kể chuyện
Văn bản Cải ơi được kể theo ngôi thứ ba
5. Tóm tắt văn bản Cải ơi
Cải ơi là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, qua đó đã để lại cho ta nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh. Năm nhỏ- một người cha già, ông đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm Cải- con gái được hơn mười hai năm rồi. Lần ấy vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi. Thấy vậy từ vợ đến người ngoài ai cũng nghĩ rằng vì nó không phải con ruột nên ông tính toán, ngược đãi. Dù ông có giải thích thế nào, những vẫn chẳng ai chịu nghe và hiểu ông. Vậy rồi, ông quyết định lên đường tìm cái Cải về. Nói thì dễ, nhưng thoắt cái, mười hai năm trôi qua, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Lần ấy khi biết được nếu lên ti vi có khả năng cao sẽ tìm được cái Cải, nhưng tiền để được phát sóng lại quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra kế, ông đi trộm trâu của người ta, để bị bắt. Vậy là ông đã được lên ti vi, lên báo theo đúng ý nguyện của mình, nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy Năm nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng. Qua tác phẩm, nhà văn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
6. Bố cục văn bản Cải ơi
Gồm 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu cho đến “…dứt khoát tìm được con Cải về”: Con Cải bỏ đi và ông Năm ra đi tìm Cải.
- Phần 2: Tiếp theo cho đến “… làm sui chơi”: Hành trình đi tìm Cải của ông Năm.
- Phần 3: Tiếp cho đến “…đi đâu vậy cà”: Nỗi trăn trở của ông Năm đi tìm Cải.
- Phần 4: Còn lại: Câu chuyện của ông Năm.
7. Giá trị nội dung
Nội dung của tác phẩm chủ yếu nói về lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng liêng và đầy lòng yêu thương của con người đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc về tình cha trong xã hội qua đó đòi hỏi mỗi người cần yêu thương cha hơn trong cuộc sống.
8. Giá trị nghệ thuật
Bằng những câu từ đầy sáng tạo và ý nghĩa sâu sắc đã cho thấy được tài năng của Nguyễn Ngọc Tư, một tài năng trong khai thác tâm lí nhân vật.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cải ơi
1. So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức truyện kể.
Giống nhau: các sự kiện đều bổ túc cho nhau, góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho câu truyện.
Khác nhau:
+ Các sự kiện trong truyện diễn ra không theo một trình tự mà hỗn loạn, lúc là ở quê, lúc ở đoàn ca múa nhạc, lại nhớ về quê, kể lại hoàn cảnh của Năm nhỏ và sau đó là hành trình tìm Năm nhỏ, nhớ lại quá khứ rồi lại quay về với thực tại.
+ Các sự kiện trong câu chuyện lại rất hợp lí. Truyện kể về hành trình vất vả đi tìm cô con gái của ông Năm nhỏ bỏ nhà đi từ nhỏ, sau một lần làm mất cặp trâu vì sợ hãi quá mà bỏ trốn. Ông bị dân làng đồn đại là không phải ba ruột nên đối xử tàn ác với con bé và có người còn nghĩ là ông giết chết con bé chôn ở một chỗ đất nào. Và sau 12 năm vất vả tìm kiếm cuối cùng ông cũng tìm thấy con gái.
Cách kể chuyện tuy không theo một trình tự nhất định nhưng cũng chính điều đó làm cho câu chuyện trở nên thú vị và độc đáo hơn. Tạo được sự tò mò cho người đọc khi tác giả liên tục xoay chuyển cảnh của câu chuyện, đang đi tìm rồi lại nhắc câu chuyện ở quê rồi lại quay lại, liên tục xoay chuyển không theo một trình tự nhất định. Cách kể chuyện như vậy cũng làm nổi bật lên hình ảnh người cha ngày đêm đi tìm con gái của mình, một nỗi mong mỏi, khao khát và tình yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho con gái, chỉ có một điều duy nhất nhất định phải tìm được đó là người con gái của mình. Chính cách kể này đã đưa người đọc hết cung bậc cảm xúc này tới cung bậc cảm xúc khác, rưng rưng xúc động trước tình cảm bao la mà người cha dành cho con gái.
2. Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật
- Tác giả kể câu chuyện theo ngôi kể: thứ ba, gọi nhân vật bằng tên.
- Quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Người kể đã rất thông thái khi đặt mình vào hoàn cảnh của từng nhân vật và cũng từ đó cách kể chuyện trở nên chân thật, gần gũi hơn. Người đọc cảm nhận được rõ sự chân thực của câu chuyện. Những cuộc hội thoại trong câu chuyện rất chân thật, rất đời thường và gần gũi, mỗi cuộc hội thoại đều đã thể hiện rất rõ hoàn cảnh, tính cách của nhân vật. Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh ông Năm nhỏ với khát khao tìm được con gái của mình, chính tình yêu thương và niềm mong mỏi, khao khát tìm được con gái đã làm cho mạch của câu chuyện trở nên độc đáo và đặc sắc hơn. Ta có thể thấy tác giả đã khắc họa rất thành công nhân vật người cha trong câu chuyện.
3. Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật).
Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn từ bên trong, tức là đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại hay giải quyết tình huống. Ví dụ khi Diễm Thương giả diễn làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi cải phải hôn con”... Kết hợp với lời kể của tác giả là lời của chính nhân vật, dường như tác giả đã hoàn mình vào cảm xúc, cung bậc của nhân vật để thốt ra những câu hỏi nhói lòng, những câu từ mang ý nghĩ tượng trưng cao để làm nổi bật niềm vui sướng, mừng hụt của người cha già đang mong mỏi tìm thấy con gái suốt 12 năm. Đây là một nghệ thuật kể chuyện khá độc đáo, đã được nhiều tác giả sử dụng để nâng cao hiệu quả biểu đạt, xây dựng hình tượng nhân vật như trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân… điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của việc lựa chọn điểm nhìn kể chuyện bởi nó không chỉ đơn giản phản ánh tâm lí của nhân vật mà nó còn thể hiện một thông điệp sâu xa mà tác giả muốn truyền tải.
4. Lời cộng hưởng giữa người kể chuyện và nhân vật được đan xen nhau xuyên suốt toàn câu chuyện
- Thàn mở dây giày, hỏi, “Nhớ đoàn quá, ngủ không được hả tía ?”. Ông già lắc đầu, thở dài, nghe buồn xa xắc như lá rụng hoa rơi, bần thần, điệu này hỏng biết cách nào tìm cho ra con Cải.
-Một bữa Diễm Thương bước ra, thảng thốt gọi “Ba !”. Ông già đứng im sững, ngơ ngác giây lát, môi run lập bập hỏi Cải phải hôn con. Diễm Thương gật đầu. Thiệt con là Cải hả ?….
- Diễm Thương cười, đứng dậy khoan khoái phủi tay, nói “Không ngờ mình diễn quá hay”, rồi nó khom người, nhìn sâu vô đôi mắt ràn rụa của ông già, mặt tỉnh bơ ba khía, mỉa mai, “tui giởn đó, ông làm ba kiểu gì mà không nhớ mặt con gái mình ?”.
→ Toàn bộ câu chuyện đều là những lời kể của tác giả được đan xan với lời nói của nhân vật. Sự cộng hưởng là một yếu tố rất quan trọng giúp cho câu chuyện trở nên có hồn, hay hơn, đặc sắc hơn. Cốt truyện cũng nhờ vậy trở nên hay hơn, độc đáo hơn, gần gũi với người đọc và giúp người đọc hiểu hơn.
Học tốt bài Cải ơi
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Cải ơi Ngữ văn lớp 11 hay khác: