Top 15 tóm tắt Tôi có một ước mơ (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tóm tắt Tôi có một ước mơ Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Tôi có một ước mơ lớp 11.

Tóm tắt Tôi có một ước mơ - Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

Tóm tắt Tôi có một ước mơ - Mẫu 1

Đây là một bài diễn thuyết được Martin Luther King đọc tại Đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 28-08-1963. Bài diễn thuyết nhằm mục đích khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. Quan điểm của Mác-tin Lu-thơ Kinh là người da đen được đối xử bình đẳng với người da trắng, như trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Đó là tất cả giấc mơ mà ông muốn gửi gắm.

Tóm tắt Tôi có một ước mơ - Mẫu 2

“Tôi có ước mơ” đã nói lên ước mơ của người da đen một cách rõ ràng nhất, ngay từ mở đầu bằng lời miêu tả cuộc sống của người da đen trên nước Mỹ với quá nhiều những khó khăn thử thách như bị kì thị, bị xiền xích, bi cách li. Chính vì thế tác giả nêu lên tầm quen trọng của việc người da đen đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình. Cuối cùng tác giả nêu lên ước mơ của mình cũng là của những người da đen khi sống trên đất Mỹ - Một giấc mơ mà ở đó những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà. 

Tóm tắt Tôi có một ước mơ - Mẫu 3

Mác- tin Lu- thơ Kinh là một người Mỹ gốc Phi, Sau nhiều năm nỗ lực đấu tranh thì cuối cùng ngày 14 tháng 10 năm1964, Mác- tin Lu- thơ Kinh chính thức trở thành nhân vật trẻ nhất được lựa chọn để trao tặng giả thưởng danh giá “Giải thưởng Nobel Hòa bình” nhờ những đóng góp tích cực và to lớn trong công cuộc đấu tranh chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc, tiến tới sự bình đẳng. Một trong những bài diễn văn lịch sử nổi tiếng trên toàn thế giới đó là “Tôi có một ước mơ” được ông đọc vào ngày 28 tháng 8 năm1963, tại bậc thềm trước Đài tưởng niệm ở thủ đô Washington. Mở đầu bài diễn văn của mình, Mác- tin Lu- thơ Kinh không giấu được sự vui sướng: “Tôi rất vui được tham gia cùng các bạn ngày hôm nay vào cuộc biểu tình cho tự do như là một sự kiện tuyệt vời nhất sẽ đi vào lịch sử đất nước của chúng ta”. Ông nếu rõ một trăm năm trước, một vĩ nhân Hoa kỳ- người mà giờ đây ông và quần chúng đang đứng dưới bóng tượng đài, ngài ấy đã từng đặt bút ký Bản Tuyên Cáo Giải phóng Nô lệ. Và bản tuyên cáo vĩ đại đó như một nguồn ánh sáng thắp nên bao huy vạo và ước mơ về một cuộc sống tự do và bình đẳng của hàng triệu người nô lệ da đen Bản tuyên như một ánh bình minh thật rạng rỡ, đã chiếu rọi và chấm dứt cho ngày tháng ngục từ tăm tối. Tuy vậy, nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống dưới sự bốc lột, áp bức và cường quyền, họ bị đầy đọa, vẫn chưa nhận được một cuộc sống tự do, bình đẳng. Vì sựu kì thị, xa lánh, mà những người dân da đen vô tội phải chất vật, sinh sống trên một hòn đảo hiu quạnh, đói ngèo, giữa một đại dương đầy rẫy vật chất và phồn vinh. Mác- tin Lu- thơ Kinh đã không ngần ngại gì mà phơi bày, lên án mặt xấu xa, ác độc, đồng thời ông cũng đã kêu gọi: “Đây không còn là lúc để lẫn tránh trong sự xoa dịu xa xứ hay trong những liều thuốc an thần rằng mọi việc sẽ từ từ thay đổi. Đây là lúc chân thật hóa những lời hứa. dân chủ. Đây là lúc chúng ta giải thoát khỏi bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc để bước lên con đường chan hoà ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc. Giờ đây đã là lúc cần mang đất nước ra khỏi vùng cát lún của sự bất công phân biệt chủng tộc đến tảng đá vững chắc của tình anh em. Đây là lúc hiện thực hoá công lí cho tất cả những người con của Tạo Hoá”. Cao trào của bài diễn văn đã được đẩy lên dữ dỗi và mạnh mẽ là khi Mác- tin Lu- thơ Kinh bày tỏ mong muốn và khát khao về cuộc sống tự do, công bằng qua câu nói lặp đi lặp lại: “Tôi mơ rằng”. Bài diễn thuyết của ông đã làm lay động biết bao trái tim của quần chúng.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: