Bài thơ của một người yêu nước mình - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Bài thơ của một người yêu nước mình Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Bài thơ của một người yêu nước mình.
Tác giả - Tác phẩm: Bài thơ của một người yêu nước mình - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình
- Trần Vàng Sao (1942 – 2018), quê ở Thừa Thiên Huế.
- Năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là "hậu phương xã hội chủ nghĩa" và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con người mà đã thành "một con vật, một con chó, theo như Hồi ký "Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)" sau này của ông
- Sau khi Việt Nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng không được chấp nhận; ông tự trở lại Huế làm liên lạc ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), Huế cho đến khi nghỉ hưu năm 1984. Hiện ông đang sống tại thành phố Huế.
- Ông hầu như không cho xuất bản thơ nhưng vẫn nổi tiếng với "Bài thơ của một người yêu nước mình" ký bút danh Trần Vàng Sao sáng tác tháng 12 năm 1967 và được chọn trong 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20.
II. Tìm hiểu văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình
1. Thể loại
- Tác phẩm Bài thơ của một người yêu nước mình thuộc thể loại: thơ tự do.
2. Xuất xứ
- In trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Giáo dục, 1985.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến côi cút): hình ảnh người mẹ.
- Phần 2 (đoạn còn lại): hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.
5. Giá trị nội dung
- Bài thơ là tiếng lòng của một con người mang nặng tình yêu với quê hương đất nước. Qua những vần thơ độc đáo và hình thứ thơ mới mẻ, tác giả đưa người đọc đến với nhiều dòng cảm xúc, đến với vẻ đẹp đất nước từ những gì gần gũi, thân quen nhất.
6. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ tự do
- Những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị, so sánh.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình
1. Hình ảnh người mẹ
- Mẹ tôi thức khuya dậy sớm.
- Ngoài năm mươi tuổi, chồng chết mười mấy năm.
- Mẹ vẫn tảo tần.
- Mẹ ít khi cười.
- Ngồi một mình hay khóc, vẫn thở dài mà không nói ra.
2. Hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình
- Đất nước hiện ra qua những hình ảnh :
+ Hình ảnh thiên nhiên, con người đậm chất quê hương, đất nước. Đó là những ngọn gió, bông nứa trắng, toóc khô, bầy chim sẻ, những đứa trẻ.
+ Hình ảnh đất nước gian khó một thời kì lịch sử đã qua “đất nước này áo rách”, “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió”, “đất nước này lầm than”. Dẫu khó khăn về điều kiện vật chất, nhưng tình cảm rất mặn nồng “yêu nhau trong từng hơi thở”.
+ Đất nước hiện lên qua nét văn hóa dân gian: điệu nhạc vọng cổ chứa chan, tục thờ ba ông táo trong bếp, lá sen hiện lên như thể hiện linh hồn Việt.
+ Đất nước hiện lên qua những truyền thuyết Thánh Gióng, Âu Cơ.
- Đặc điểm chung: Đây đều là những hình ảnh gần gũi, bình dị, thân quen với mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã chắt lọc một số hình ảnh mang tính biểu tượng cao, chúng tượng trưng cho linh hồn dân tộc Việt Nam.
- Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm:
+ “Tôi yêu đất nước này như thế”, “Tôi yêu đất nước này áo rách”
+ “Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”,
+ “Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”
+ “Tôi yêu đất nước này chân thật”
- Điệp khúc trong bài thơ :
Tôi yêu đất nước này như thế
Tôi yêu đất nước này áo rách
Tôi yêu đất nước này lầm than
Tôi yêu đất nước này chân thật.
+ Điệp khúc như một lời ngân vang, lan tỏa tình yêu nước sâu sắc trong trái tim tác giả. Dẫu đất nước có muôn hình vạn trạng, ông vẫn giữ vững một tình yêu Tổ quốc mãnh liệt.
- Giọng điệu của nhân vật trữ tình :
+ Giọng tươi vui, nồng thắm khi miêu tả khung cảnh quê hương yên bình, tươi đẹp với những ngọn gió dịu êm thổi bông nứa trắng bên bờ sông thơ mộng, mùi toóc khô thơm ngát cùng bầy chim sẻ líu lo và những đứa trẻ vui đùa.
+ Giọng lắng xuống khi gợi về kí ức tuổi thơ, hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm với những nỗi đau trong lòng không ai thấu khi chồng mất sớm, còn bầy con thơ.
+ Giọng tự hào, niềm nở khi thể hiện tình yêu với Tổ quốc và những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước.
+ Giọng mạnh mẽ, quyết tâm khi nhắc đến tình hình đất nước lúc bấy giờ còn đang chịu cảnh đô hộ, lầm than, chưa thống nhất.
=> Qua sự biến chuyển của giọng điệu, em nhận thấy trong tác giả chan chứa nhiều cảm xúc, đó là niềm vui, nỗi buồn, niềm tự hào, nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan và lòng quyết tâm, hi vọng đất nước sẽ sớm giành lại độc lập. Tất cả những cảm xúc ấy đều bắt nguồn từ tình yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình da diết trong tâm hồn tác giả.
Học tốt bài Bài thơ của một người yêu nước mình
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bài thơ của một người yêu nước mình Ngữ văn lớp 12 hay khác: