Nhật kí Đặng Thùy Trâm - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Tác giả - Tác phẩm: Nhật kí Đặng Thùy Trâm - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm
- Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên – Huế), gia đình thường trú tại Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình trí thức, thân phụ là Bác sĩ Đặng Ngọc Khuê và mẹ là Dược sĩ nguyên là giảng viên tại trường Đại học Dược khoa Hà Nội.
- Thuở nhỏ theo gia đình sinh sống và học tập tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội.
- Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam với tư cách là một bác sĩ quân y và được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi trong chiến tranh Việt Nam.
- Chị vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968.
- Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trên đường công tác từ Ba Tơ vê đồng băng chị bị quân đội Hoa Kỳ phục kích và hy sinh.
- Hài cốt chị được mai táng tại nơi hy sinh, sau thống nhất được đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, được gia đình đưa về nghĩa trang Liệt sĩ Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
- Trong thời gian công tác tại chiến trường Quảng Ngãi với bom đạn ác liệt, cô đã dành thời giờ quý báu ghi lại những sự việc sảy ra đang lúc cứu chữa bệnh nhân và cảm nghĩ của mình cũng như ý nghĩa thân phận con người với vô vàn gian khổ trong chiến tranh vệ quốc...
II. Tìm hiểu văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm
1. Thể loại
- Tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm thuộc thể loại: nhật kí.
2. Xuất xứ
- Theo Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến “đã tạo nên họ”): Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
- Phần 2 (tiếp theo đến “trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy”): Suy nghĩ và ước mơ của Đặng Thùy Trâm.
- Phần 3 (còn lại): Tình cảm với gia đình và quê hương của người con gái Hà Nội.
5. Giá trị nội dung
- Với cách viết mộc mạc, chân thành, Đặng Thùy Trâm đã khiến cho người đọc như được quay ngược thời gian trở về với những năm tháng kháng chiễn chống Mỹ ác liệt. Cuốn nhật kí như một thước phim quay chậm không chỉ hiện ra trước mắt chúng ta biết bao đau thương mất mát khiến người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào mà còn tô đậm thêm truyền thống chủ nghĩa anh hùng trong thế hệ thanh niên được sinh ra trong thời chinh chiến. Những dòng chữ ngắn gọn mà tha thiết chứa đựng toàn bộ ý chí kiên cường của người con gái vốn được sinh ra nơi chốn đô thành, vậy mà giờ đây lại phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn thiếu thốn.
6. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ giản dị, lôi cuốn.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm
1. Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm
* Công việc của một bác sĩ:
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã đí qua gần nửa thế kỷ nhưng dấu ấn mà nó để lại vẫn còn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.
- Ngay trong câu văn mở đầu đoạn trích, Đặng Thùy Trâm đã tái hiện phần nào những ấn tượng vê cuộc chiến ấy qua việc miêu tả công việc hàng ngày của mình và đồng đội: "Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả".
=> Bằng thủ pháp liệt kê, câu văn đã vừa làm hiện lên sự khốc liệt của chiến tranh vừa cho thấy những vất vả của các y, bác sĩ trong những ngày tháng chiếu đấu gian khổ.
- Sự vất vả ấy được thể hiện rõ nét hơn trong câu văn tiếp theo khi Đặng Thùy Trâm nghĩ đến công việc của riêng bản thân mình: "Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya".
=> Câu văn ngắn gọn nhưng đã cho người đọc thấy những gian khổ, hy sinh thầm lặng của nữ bác sĩ và biết bao người "con gái con trai" đã cống hiến tuổi xuân cho tổ quốc.
- Đặng Thùy Trâm và thế hệ nhứng người trẻ như cô là dù có vất và, khó khăn, thiếu thốn và thậm chí là hy sinh nhưng họ cũng không hề hối tiếc. Ngược lại, trong họ còn lấp lánh niềm tự hào vì đã sống hết mình, cống hiến hết mình cho cách mạng và kháng chiến: "Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng và sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng".
* Công việc của một người thầy:
- Đặng Thùy Trâm còn đảm đương công tác giảng dạy cho các y bác sĩ trẻ ở lớp sơ cấp.
- Trong vai trò của một người thầy, chị đã xót thương những đứa em và cũng là đồng đội cùng chiến đấu với mình do hoàn cảnh chiến tranh mà không có điều kiện học tập: "đến với lớp không phải chỉ vì tinh thần trách nhiệm mà bằng cả tình thương của một người chị đối với những đứa em đã chịu biết bao nhiêu thiệt thòi, đau khổ vì bọn bán nước nên không tìm đến với khoa học được".
=> Có thể nói, trong những ngày tháng đau thương nhất, khi cả dân tộc phải oằn mình gánh chịu cơn đau chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên thì tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương của Đặng Thùy Trâm phải chăng chính là dòng nước mát lành làm diu đi những vết thương lòng, tiếp thêm sức mạnh và tinh thần đoàn kết để con người Việt Nam vững vàng trước phong ba.
2. Suy nghĩ và ước mơ của Đặng Thùy Trâm
- Đặng Thùy Trâm đã viết lên những dòng nhật kí rất chân thật vê những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở của chính mình.
- Đó là suy nghĩ về sự trôi chảy của thời gian, đồng nghĩa với sự tàn phai của tuổi trẻ: "Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn, đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn".
=> Suy nghĩ của chị mang đậm dấu ấn của cảm thức thời gian thường thấy trong những trang viết của nhưng người phụ nữ.
3. Tình cảm với gia đình và quê hương của người con gái Hà Nội
- Cùng với ngọn lửa của lý tưởng sống thì một ngọn lửa khác không rừng rực cháy mà ấm áp, sưởi ấm lòng người, có thể cảm nhận được rất rõ ràng trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", đó là tình cảm gia đình.
- Cái điều thiêng liêng vốn có của nhân loại ấy ở Đặng Thuỳ Trâm có một sắc thái riêng.
Học tốt bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm Ngữ văn lớp 12 hay khác: