Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Tác giả - Tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Lưu Quang Vŭ (1948 - 1988) quê gốc ở thành phố Đà Nẵng, là tác giả thành công trên nhiểu thể loại, nổi bật nhất là thơ và kịch.

- Thơ ông phóng khoáng, tài hoa, có sự chuyển biến rö nét từ phong cách mơ mộng, trong trẻo ở thời kì đầu sang phong cách triết luận với nhiều day dứt về thế sự ở thời kì sau. Trong những năm tám mươi của thế kỉ XX, ông là cây bút năng động, giàu sức sáng tạo bậc nhất của kịch trường Việt Nam, có nhiều vở kịch gây tiếng vang lớn, đề cập những vấn đề vừa nóng bỏng tính thời sự, vừa có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

- Các tác phẩm tiêu biếu của ông: Hương cây - Bếp lửa (thơ, in chung, 1968), Mùa hè đang đến (truyện ngắn, 1983), Người kép đóng hổ (truyện ngắn, 1984), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (kịch, 1984),..

Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt

1. Thể loại

- Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt thuộc thể loại: kịch.

2. Xuất xứ

- Trích trong Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1994, in trong Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr 205 – 215.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1: Lớp 1: Xác Hàng Thịt cố gắng thuyết phục Hồn Trương Ba về sức mạnh ghê gớm của mình và khuyên Hồn Trương Ba sống hoà hợp với thể xác. Hồn Trương Ba tỏ ra khinh bỉ, kiên quyết phủ định và muốn bảo vệ sự nguyên vẹn, cao khiết, thẳng thắn của mình.

- Phần 2: Lớp 2: Vợ Trương Ba muốn ra đi vì nhận ra chồng mình đã đổi khác. Trương Ba vô cùng đau khổ.

- Phần 3: Lớp 3: Cái Gái không thừa nhận Hồn Trương Ba là ông nội của mình, tỏ ra căm ghét và xua đuổi Trương Ba. Trương Ba vô cùng đau khổ.

- Phần 4: Lớp 4: Chị con dâu tuy tỏ ra thương cảm cho tình cảnh của Hồn Trương Ba, nhưng thú nhận ông đã không còn là Trương Ba ngày xưa. Trương Ba vô cùng đau khổ.

- Phần 5: Lớp 5: Hồn Trương Ba đề nghị Đế Thích được thoát khỏi thân xác của hàng thịt. Đế Thích đề nghị Hồn Trương Ba nhập vào thể xác của cu Tị, nhưng Hồn Trương Ba không chịu, quyết định lựa chọn cái chết và trả lại thân xác cho hàng thịt.

5. Giá trị nội dung

- Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

6. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.

- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển.

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt

1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Hồn Trương Ba:

+ Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

+ Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt

+ Thái độ: từ quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng

- Xác anh hàng thịt:

+ Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt

+ Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế

- Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt

⇒ Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn

- Những người thân trong gia đình:

+ Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”

+ Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng

+ Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa

→ Mối người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông

⇒ Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm

3. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

- Sự giác ngộ về ý thức:

+ Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

+ Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết

+ Không thể sống với bất cứ giá nào đưuọc. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được… tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa

→ Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa,.

- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba:

+ Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết

+ Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết

→ Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn của Trương Ba

- Cách kết thúc vở kịch: Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

Học tốt bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn lớp 12 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: