Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng).

Tác giả - Tác phẩm: Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)

- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, lúc trưởng thành có tên là Nguyễn Tất Thành.

- Quê quán: làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo có tinh thần yêu nước.

- Người là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, được UNESCO công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước; hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Quan điểm sáng tác: Văn chương là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng, chú trọng tính chân thực, tính dân tộc.

- Di sản văn học:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

+ Thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù (1960), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 - 1945.

- Phong cách nghệ thuật

+ Văn chính luận: có sức thuyết phục cao, lập luận đanh thép, lí lẽ sắc bén, chứng cứ rõ ràng, mang tinh thần duy lí, tư duy khoa học, giọng điệu chân thành, uyển chuyển.

+ Truyện, kí: lối viết hiện đại, mang đậm tính hài hước linh hoạt, giàu tính điện ảnh; dung dị, gãy gọn, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

- Thơ: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)

1. Thể loại

- Tác phẩm Nguyên tiêu thuộc thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

2. Xuất xứ

- Tác phẩm được trích trong Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967, tr. 60)

3. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

5. Bố cục văn bản

- Phần 1 (2 câu đầu): Khung cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc

- Phần 2 (2 câu cuối): Hình ảnh con người hiện lên dưới ánh trăng đêm rằm.

6. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

7. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Sử dụng điệp từ

- Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)

Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

1.Khung cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc

- Thời gian: Buổi tối đến đêm khuya → Tâm trạng nhân vật trữ tình hòa nhịp cùng “hành trình” vận động của tự nhiên.

- Không gian: Vận động từ không gian chỉ có sự hiện diện của thiên nhiên đến khi hòa điệu giữa thiên nhiên và con người.

- Tác giả tinh tế “nắm bắt” vẻ đẹp của vầng trăng trong đêm rằm tháng Giêng: Sức sống viên mãn, vẻ đẹp rực rỡ trong nội tại. Sông xuân, nước xuân, trời xuân mở rộng không gian từ cận cảnh (mặt đất) đến viễn cảnh (bầu trời),...

- Từ ngữ chắt lọc, BPTT điệp ngữ tạo ấn tượng về sự vận động, sức sống tràn đầy, tâm hồn khoáng đạt.

- Thể hiện sự vận động về thời gian trên “hành trình” đến độ tròn đầy và về không gian (sông xuân, nước xuân, trời xuân) tạo ấn tượng về sức sống mùa xuân bao trùm vũ trụ.

=> Người làm cách mạng dù bận bịu việc quân nhưng tâm hồn thanh khiết, rộng mở của nhà thơ – chiến sĩ luôn rộng mở đón nhận thanh âm tươi mới của mùa xuân tràn đầy sức sống.

2. Hình ảnh con người hiện lên dưới ánh trăng đêm rằm

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ. Nhà thơ chủ động nắm bắt những biến chuyển của đời sống tạo vật, từ thiên nhiên đến con người.

3. Dấu ấn phong cách cổ điển

- Thể hiện qua hình ánh có tính chất ước lệ (vầng trăng, mùa xuân, sông nước, khói sóng,...), những hình ảnh có thể quan niệm là điển cố (yên ba, thâm xứ); bút pháp đồng nhất hình ảnh con người và vũ trụ; nghệ thuật chấm phá, đặc tả.

Học tốt bài Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) Ngữ văn lớp 12 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: