Nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội hay, ngắn gọn nhất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
- Nội dung chính Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Bố cục Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Tóm tắt Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Tác giả tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Để học tốt Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội - Cánh diều
Những câu tục ngữ nêu trên thuộc hai nhóm với hai nội dung có quen hệ chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng, bão, lụt… chi phối trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông. Phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết của con người
Bố cục Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Chia làm 2 phần:
+ Câu 1, 2, 3, 4, 5: Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động.
+ Câu 6, 7, 8, 9, 10: Các câu tục ngữ về con người, xã hội.
Tóm tắt Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Câu 1,2,3,4,5: Kinh nghiệm lao động sản xuất
- Câu 6,7: Cách nhìn nhận đánh giá con người
- Câu 8,9: Tinh thần đoàn kết, bền vững
Tác giả - tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
I. Tìm hiểu tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
1. Thể loại: Tục ngữ
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
3. Tóm tắt: Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội
4. Giá trị nội dung:
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Câu 1:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Nghĩa là khi trời nhiều (mau, dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.
- Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
Câu 2:
Mưa tháng Ba hoa đất
Mưa tháng Tư hư đất
Thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.
Câu 3:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.
- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.
Câu 4:
Tấc đất, tấc vàng
- Đất được coi quý ngang vàng.
- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
Câu 5:
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng là câu tục ngữ muốn nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm: chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm.
- Nuôi tằm ăn cơm đứng: chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực những nong tằm.
Câu 6:
Cái răng, cái tóc là góc con người
- Sự khẳng định răng và tóc là hai bộ phận rất quan trọng thể hiện sức khỏe, nét đẹp hình thức của con người → nhắc nhở phải gìn giữ, chăm sóc hai bộ phận quan trọng này.
- Nghĩa sâu xa, thâm thúy hơn: răng, tóc là những bộ phận bề ngoài, thuộc về hình thức, có thể trông thấy được. Từ những nét bề ngoài ấy, có thể nhìn được cả “góc con người”, nghĩa là bước đầu đánh giá được tính tình bên trong của một con người (ví dụ: cẩn thận hay cẩu thả, cầu kì hay xuề xòa, sạch sẽ hay không?..) Với cách hiểu này, câu tục ngữ được áp dụng như một lời khuyên trong những trường hợp muốn đánh giá một con người kiểu như Trông mặt mà bắt hình dong vậy.
Câu 7:
Một mặt người bằng mười mặt của
- “Một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người.
- “Mười mặt của”: của ở đây là của cải, vật chất. Vậy nên “mười mặt của” ý nói đến số của cải rất nhiều.
- Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một - mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải.
→ Câu tục ngữ muốn đề cao giá trị của con người
Câu 8:
Thương người như thể thương thân
- Khuyên nhủ con người hãy thương yêu người khác như thương yêu chính bản thân mình.
- Là truyền thống nhân ái mà nhân dân ta luôn hướng tới và gìn giữ.
Câu 9:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Là lời khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Mỗi con người nếu tách rời tập thể thì sẽ bị cô lập, không thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống.
Câu 10:
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều căn bản trong cuộc sống mà người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
– Học ăn : học những phép lịch sự trong ăn uống.
– Học nói : học nói những điều hay, lẽ phải.
– Học gói : học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
– Học mở : học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
– Học gói, học mở : cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung về sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
Để học tốt bài học Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội lớp 7 hay khác: