Top 20 Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (hay nhất)


Haylamdo biên soạn tổng hợp trên 20 đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (hay nhất)

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa", trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - mẫu 1

Qua văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, em đã phần nào càng hiểu rõ hơn về tình cảm bà cháu thiêng liêng. Đó là thứ tình cảm thuần túy và trong sáng nhất, xuất phát từ hai trái tim tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu. Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất không chỉ không làm thấp đi tình cảm bà cháu. Trái lại, càng khiến cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng hơn. Người bà khốn khó ấy, đã chắt chiu, hi sinh, dành dụm từng chút một để cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc. Còn người cháu, thì sẵn sàng ra chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, quê hương và người bà ở nơi đó. Thứ tình cảm gia đình ấy, được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua bài thơ Tiếng gà trưa.

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - mẫu 2

“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.

- Câu mở rộng chủ ngữ: (Những lí lẽ và dẫn chứng/ được đưa ra)//đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.

- Câu mở rộng vị ngữ: “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”//là (một văn bản nghị luận văn học/ rất hay và giàu giá trị).

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - mẫu 3

Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi Bà ơi thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.

- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".

- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - mẫu 4

Trong số những tác phẩm văn học đã được học, bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật trong Tiếng gà trưa là vẻ đẹp bình dị, gần gũi của tình bà cháu. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi thì tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống với bà thân yêu, hết mực yêu thương mình. Bà chăm chút, nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà, dành dụm tiền mua cho cháu bộ quần áo mới. Mặc dù tuổi thơ sống bên cạnh bà đầy khó khăn nhưng người cháu lại cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc. Sự tần tảo, tình yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi đến bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho người cháu làm chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì bà, vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đã cho em thấy được tình cảm bà cháu thật thiêng liêng mà đẹp đẽ, giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai.

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - mẫu 5

Qua bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh, chúng ta càng thêm trân trọng tình cảm bà cháu thắm thiết, sâu đậm. Trên con đường hành quân, người cháu nghe thấy tiếng gà trưa từ xóm nhỏ và lòng cháu lại dâng lên niềm xúc động, thao thức khi nhớ về tuổi thơ bên những ổ trứng hồng, nhớ về những tháng ngày sống cùng bà. Tiếng gà “Cục… cục tác cục ta” đã xua tan những bước chân mệt nhọc, gian khổ khi làm nhiệm vụ và đưa cháu trở về kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh con gà mái mơ “Khắp mình hoa đốm trắng”, con gà mái vàng “Lông óng như màu nắng”. Trong hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, với mong ước để “Cháu được quần áo mới/ Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất…” Tất cả sự dịu dàng, yêu thương, bà dành hết cho cháu. Tình yêu ấy mãi in sâu trong kí ức của cháu, theo cháu trên mọi nẻo đường xa xôi. Để rồi tình yêu của cháu dành cho bà như hòa vào tình yêu lớn lao trước non sông đất nước, làm động lực để cháu vững tay súng chiến đấu. Những câu thơ năm chữ ngắn gọn kết hợp với hình ảnh gần gũi và những biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã mang đến hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam cùng tình cảm bà cháu sâu nặng. Từ đó mà bài thơ “Tiếng gà trưa” đã khắc họa nên những kí ức đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước vô cùng tha thiết.

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - mẫu 6

Xuân Quỳnh là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một trong các tác phẩm nổi tiếng của bà viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. “Tiếng gà trưa” bắt đầu khi trong buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ của cháu gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Hình ảnh bà hiện ra với phẩm chất tiêu biểu của của người phụ nữ Việt Nam – giàu đức hy sinh, luôn vì con, vì cháu. Bà đã dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Tất cả những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: “cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu”. Tình cảm của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Nhưng tình yêu ấy mãi in sâu trong kí ức của cháu, theo cháu trên mọi nẻo đường xa xôi. Tình yêu của cháu dành cho bà như hòa vào tình yêu lớn lao trước non sông đất nước, trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu tổ quốc. Bởi “Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình”.

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - mẫu 7

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình bà cháu. Trong hoàn cảnh đặc biệt, người cháu đang “trên đường hành quân xa” thì nghe thấy tiếng gà trưa “Cục… cục tác cục ta” và nhớ về tuổi thơ sống bên bà. Tiếng gà nhảy ổ như phá vỡ sự yên bình của nắng trưa và tâm hồn cháu, làm lòng cháu thêm xao động, bồi hồi “Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ”. Theo dòng kí ức, tiếng gà trưa gợi nên hình ảnh ổ rơm hồng của con gà mái mơ “Khắp mình hoa đốm trắng”. Hình ảnh đẹp đẽ, quen thuộc ấy là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của cháu khi được sống bên bà. Cháu nhớ tới bóng dáng người bà hiền từ, chắt chiu, dành dụm từ quả trứng cho con gà mái ấp để Tết có tiền mua quần áo mới cho cháu. Là những giây phút bà chăm sóc đàn gà trong thời tiết khắc nghiệt “Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối/ Để cuối năm bán gà” để có thể mua cho cháu bộ đồ mới. Bà như người mẹ dạy bảo, nuôi dưỡng cháu trong suốt quãng thời gian ấu thơ, dành tất cả tình yêu thương, chăm sóc cho người cháu bé bỏng của mình. Để rồi, hình bóng bà luôn song hành cùng non sông, đất nước trên con đường cháu đi, trở thành điểm tựa tinh thần để cháu vững vàng chiến đấu. Những lời thơ giàu cảm xúc, hình ảnh thơ gần gũi cùng các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ “tiếng gà trưa”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục… cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa…” góp phần khắc họa tình cảm bà cháu thắm thiết, sâu nặng. Qua đó, bài thơ khơi gợi trong ta những tình cảm thiêng liêng trong cuộc đời mỗi người – đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: