Top 20 Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện


Haylamdo biên soạn tổng hợp trên đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.

Dàn ý Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện

- Mở đoạn: Giới thiệu về văn hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tùy bút "Cây tre Việt Nam"

- Thân đoạn:

+ Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

+ Bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn

+ Đời sống: con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

+ Chiến tranh: vũ khí đánh giặc

- Kết đoạn: Cảm nhận của em về Tre Việt Nam.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện - mẫu 1

Đến với “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra lời khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người. Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre trong lao động cũng như trong đời sống tinh thần. Những dẫn chứng được đưa ra hết sức cụ thể và giàu tính thuyết phục. Tre cũng trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Ở đoạn cuối của tác phẩm, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa. Nhà văn Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện - mẫu 2

Qua tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn vẻ đẹp của cây tre - một loại cây quen thuộc với đất nước Việt Nam. Cây tre được nhân hóa giống như con người, mang những phẩm chất cao quý. Không chỉ vậy, tr e còn gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng cũng như trong lao động. Hình ảnh so sánh: “Tre là cánh tay của người nông dân” đã giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của cây tre. Bên cạnh đó, cây tre còn trở thành đồng đội, giúp đỡ nhân dân chiến đấu. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện - mẫu 3

Hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện - mẫu 4

Hình ảnh cây tre trong tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới vừa là một hình ảnh thực, cũng là một hình ảnh ẩn dụ. Ông còn so sánh hình ảnh cây tre với con người Việt Nam vì có những nét tương đồng: thăng thắn, dũng cảm, bất khuất, thủy chung. Đã so sánh tre với con người, vậy vì sao còn nói tre là một hình ảnh ẩn dụ? Nói thế bởi tùy bút Cây tre Việt Nam không chỉ đơn thuần nói về cây tre, mà sâu xa hơn là nói về những phẩm chất, tính cách của người Việt Nam, để từ đó khẳng định sự bền vững của đất nước.

- Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó:

+ Tương đồng: giống nhau.

+ Thủy chung: trước sau vẫn một lòng, vẫn có tình cảm gắn bó không thay đổi.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện - mẫu 5

Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút của tác giả Thép Mới là hình ảnh tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Tác giả đã khẳng định tre gắn bó với con người Việt Nam từ bao đời nay, từ khi lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam: chí khí, thanh cao, thẳng thắn, bất khuất. Và ngày nay khi sắt thép dần thay thế tre thì tre vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam.

- Từ Hán Việt: tác giả: người viết, thanh cao: trong sạch và cao thượng…

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện - mẫu 6

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả thể hiện - mẫu 7

Đoạn văn tham khảo:

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: