Bố cục Hương khúc chính xác nhất - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn bố cục bài Hương khúc Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững bố cục bài Hương khúc.
Bố cục Hương khúc - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “đầy trời mưa đấy”: Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở
- Phần 2: Còn lại: Nhân vật “tôi” hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ
Tóm tắt Hương khúc
Tóm tắt tác phẩm Hương khúc - Mẫu 1
Văn bản Hương khúc đã thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc, nhớ về mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ. Nhân vật “tôi” nhớ bà từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…
Tóm tắt tác phẩm Hương khúc - Mẫu 2
Cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc bắt đầu nở nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai, rau khúc mới nở rộ. Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở trắng đồng. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc. Nhân vật “tôi” nhớ về mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ. Nhân vật “tôi” nhớ lại rằng bà của nhân vật “tôi” từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…
Nội dung chính Hương khúc
Văn bản Hương khúc đã thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc.
Tác giả - tác phẩm: Hương khúc
I. Tác giả văn bản Hương khúc
Nguyễn Quang Thiều
II. Tìm hiểu tác phẩm Hương khúc
1. Thể loại:
Hương khúc thuộc thể loại truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản Hương khúc được in trong Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017
3. Phương thức biểu đạt:
Hương khúc có phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
4. Người kể chuyện:
Hương khúc được kể theo ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt văn bản Hương khúc:
Cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc bắt đầu nở nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai, rau khúc mới nở rộ. Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở trắng đồng. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc. Nhân vật “tôi” nhớ về mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ. Nhân vật “tôi” nhớ lại rằng bà của nhân vật “tôi” từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…
6. Bố cục bài Hương khúc:
Hương khúc có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “ đầy trời mưa đấy”: Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở
- Phần 2: Còn lại: Nhân vật “tôi” hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ
7. Giá trị nội dung:
- Văn bản Tôi khóc những cánh đồng rau khúc đã thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc
8. Giá trị nghệ thuật:
- Lời văn giản dị, mộc mạc, thiết tha
- Nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả sinh động, chân thực
Để học tốt bài học Hương khúc lớp 7 hay khác: