1

Nội dung chính bài Mẹ hay, ngắn gọn nhất - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn nội dung chính bài Mẹ Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững nội dung chính bài Mẹ.

Nội dung chính bài Mẹ - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con.

Bố cục Mẹ

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: ba khổ thơ đầu: Cuộc đời của mẹ

- Phần 2: Còn lại: Tình cảm, cảm xúc yêu thương, kính trọng của người con với mẹ

Tóm tắt Mẹ

Tóm tắt tác phẩm Mẹ - Mẫu 1

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Hình ảnh cau lại xuất hiện, nhưng lần này không phải là cây cau cao xanh rờn mà là miếng cau khô gầy. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

Tóm tắt tác phẩm Mẹ - Mẫu 2

Cây cau càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Người con nâng cau trên tay nghĩ đến mẹ mà rơi lệ. Người con hỏi giời: “Sao mẹ ta già?” Và trời không đáp, “mây bay về xa”. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Cuộc đời của người mẹ một nắng hai sương, vất vả làm lụng để lo cho con từng giấc ngủ. Khi so sánh mẹ với cây cau, người con càng thấy thương mẹ hơn.

Tác giả - tác phẩm: Mẹ

I. Tác giả văn bản Mẹ

Mẹ | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

- Đỗ Trung Lai sinh ngày 7-4-1940 

- Quê quán: Thôn Hạ, Phùng Xá (làng Bùng), Mỹ Đức, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội)

- Ông trở thành: Nguyên trưởng phòng Quân đội nhân dân cuối tuần, báo Quân đội nhân dân, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguyên Phó tổng biên tập thường trực báo Tiếng nói Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,  Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.

- Tác phẩm chính:

+ Đêm sông Cầu- Thơ- NXB Quân đội Nhân dân, 1990.

+ Anh, em và những người khác- Thơ- NXB Văn học, 1990.

+ Đỗ Trung Lai, Thơ và tranh- NXB Quân đội Nhân dân, 1998.

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu- Truyện ngắn và ký- NXB Quân đội Nhân dân, 2000.

+ Đỗ Trung Lai- Đêm sông Cầu và thơ chọn (Tuyển- NXB Quân đội Nhân dân, 2004)

Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương- Tiểu thuyết- NXB Hội Nhà văn- 2008.

II. Tìm hiểu tác phẩm Mẹ

1. Thể loại: 

Mẹ thuộc thể loại thơ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ Mẹ được in trong tác phẩm Đêm sông Cầu

3. Phương thức biểu đạt:

Mẹ có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Mẹ

Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con. Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

5. Bố cục bài Mẹ: 

Mẹ có bố cục gồm 2 phần

- Phần 1: ba khổ thơ đầu: Cuộc đời của mẹ

- Phần 2: Còn lại: Tình cảm, cảm xúc yêu thương, kính trọng của người con với mẹ

6. Giá trị nội dung: 

- Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha

- Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ

Để học tốt bài học Mẹ lớp 7 hay khác:

Xem thêm nội dung chính văn bản Ngữ Văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: