Chó sói và chiên con - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Chó sói và chiên con Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Chó sói và chiên con.

Tác giả - tác phẩm: Chó sói và chiên con - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả văn bản Chó sói và chiên con

Chó sói và chiên con | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

- La Phông-ten (1621-1695)

- Quê quán: Pháp

- La Phông-ten viết nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, truyện, ngụ ngôn. Tập "Truyện" (1665) được nhiệt liệt hoan nghênh. Song chủ yếu La Fôngten là nhà ngụ ngôn với tập "Ngụ ngôn" (1668 - 94) nổi tiếng. Ngụ ngôn của La Fôngten có nguồn gốc ở ngụ ngôn của Êdôp (Ésope), Pheđrơ (Phèdre), ở ngạn ngữ của người Hinđu (Hindu), ở truyện phương Đông.

- Tập thơ "Ngụ ngôn" của La Phông-ten là "một vở kịch có trăm hồi khác nhau", với những ý nghĩa sâu sắc, những lời răn ý nhị, những đối thoại tuyệt diệu, tâm lí nhân vật tinh tế. Có những ngụ ngôn răn dạy luân lí, có những ngụ ngôn châm biếm. Càng về sau, ngụ ngôn La Phông-ten có tầm cỡ những bức tranh xã hội, chính trị rộng lớn.

II. Tìm hiểu tác phẩm Chó sói và chiên con

1. Thể loại: 

Chó sói và chiên con thuộc thể loại thơ ngụ ngôn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 - Văn bản Chó sói và chiên con được in trong Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, truyện Chó sói và chiên con, năm 1985.

Chó sói và chiên con | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Chó sói và chiên con có phương thức biểu đạt là biểu cảm, tự sự

4. Bố cục bài Chó sói và chiên con: 

Chó sói và chiên con có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “ngài uống phía nguồn trên”: Chiên con đang uống nước, bị sói đến đe dọa và lời giải thích của chiên con

- Phần 2: Còn lại: Sói cố tình vặn vẹo lời giải thích của chiên con vì muốn ăn thịt chiên con.

5. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con

Văn bản “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế

6. Giá trị nội dung: 

- Con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể - khái quát

- Tình huống truyện độc đáo

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chó sói và chiên con

1. Hình ảnh con chiên con đi uống nước và bị sói bắt gặp:

- Con chiên con đang “giải khát”, nó uống nước chứ không làm hại đến ai.

- Con sói đói đang đi kiếm mồi, bắt gặp chiên con, nó “thét vang” dọa nạt:

- Sao mày dám cả gan vục mõm

Làm đục ngầu nước uống của ta”

- Chiên con khúm núm giải thích, nó gọi sói bằng “bệ hạ”: rằng nó không dám “khuấy nước ngài uống phía trên”

- Sói vẫn không tha, nó lại vặn vẹo rằng chiên con “nói xấu” nó năm ngoái trong khi năm ngoái chiên con còn chưa ra đời.

- Sói vẫn tiếp tục vặn vẹo và cho rằng anh em nhà chiên nói xấu nó.

→ Một chiên con thật thà, nhút nhát, đáng thương luôn bị con sói vô tình, độc ác vặn vẹo hết sức vô lí

2. Cái kết đáng thương của chiên con:

- Sói viện cớ, vặn vẹo vô lí: chiên khuấy nước của nó làm đục, chiên nói xấu nó, ... vì mục đích: muốn ăn thịt chiên con

- Kết quả: “sói nhai chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co”

→ Chiên con thật thà, hiền lành nhưng nhút nhát, sợ hãi trước con sói to lớn đã bị con sói ăn thịt. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.

→ Hình tượng nghệ thuật cụ thể: sói – chiên con; hình tượng khái quát: kẻ mạnh – kẻ yếu trong xã hội. Hành vị này cần được lên án gay gắt.

Học tốt bài Chó sói và chiên con

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Chó sói và chiên con Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài giới thiệu tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác: