Kéo Co - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Kéo Co Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Kéo Co.

Tác giả - tác phẩm: Kéo Co - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả văn bản Kéo Co

Trần Thị Ly

II. Tìm hiểu tác phẩm Kéo Co

1. Thể loại: 

Kéo co thuộc thể loại văn bản thông tin

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Kéo co được in trong Trò chơi Dân gian Nam Bộ, NXB Hội Nhà Văn, 2017

Kéo Co | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: 

Kéo co có phương thức biểu đạt là thuyết minh

4. Tóm tắt văn bản Kéo co: 

  Ở trò chơi Kéo co, mỗi đội sẽ có 5 – 10 người trở lên. Khi chơi, các đội thường chọn người cao, to, khỏe, dẻo dai, .. Khi trò chơi này mang tính thi đấu thì sẽ có ban tổ chức: có chơi cân sức và không cân sức. Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1 m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức. Cách chơi: Mỗi đội tự đặt tên và cử người lên bốc thăm thi đấu. Khi các đội bước vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng trước, hai chân dang rộng để giữ thăng bằng và làm trụ cho vững chắc; mỗi người trong đội đứng so le, chia đều người đứng đối diện để kéo. Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo…

5. Bố cục bài Kéo co: 

Kéo co có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “thêm người chơi”: Quy định về người chơi

- Phần 2: Tiếp đến “giữa hai mức”: Chuẩn bị trò chơi

- Phần 3: Còn lại: Cách chơi và quy định của trò chơi kéo co

6. Giá trị nội dung: 

- Văn bản Kéo co đã cung cấp cho người đọc thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi: Kéo co

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc của một trò chơi với cấu trúc 4 phần rõ ràng

- Sử dụng thuật ngữ, con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác

- Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Kéo Co

1. Quy định về người chơi kéo co:

- Mỗi đợt có hai đội thi, mỗi đội sẽ có 5 – 10 người trở lên. 

- Tiêu chí chọn người chơi: thường chọn người cao, to, khỏe, dẻo dai, .. 

- Khi trò chơi này mang tính thi đấu thì sẽ có ban tổ chức, cổ động viên

-  Có hai loại:

+ Chơi cân sức: hai đội có số người bằng nhau hoặc toàn nam; hoặc toàn nữ; có khi xen kẽ; nhưng con nít chơi với con nít, người lớn với người lớn

+ Không cân sức: hai đội có số lượng người không cân bằng (chơi chấp)

2. Chuẩn bị trò chơi kéo co

- Chuẩn bị dụng cụ: Một sợi dây dài, to, dẻo

- Giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1 m, rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức. 

3. Cách chơi và quy định của trò chơi kéo co:

a. Cách chơi: 

- Mỗi đội tự đặt tên và cử người lên bốc thăm thi đấu. 

- Khi các đội bước vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng trước, hai chân dang rộng để giữ thăng bằng và làm trụ cho vững chắc; mỗi người trong đội đứng so le, chia đều người đứng đối diện để kéo. 

- Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo

Kéo Co | Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

b. Quy định trò chơi:

- Với hai đội:

+ Tâm điểm về đội nào, đội đó thắng

- Với nhiều đội:

+ Các đội còn lại sẽ tiếp tục thi với nhau để chọn ra giải nhất, nhì, ba

- Ngày nay, khi hai đội đang thi đấu, còn có thêm “tiếng còi báo hiệu”; “tiếng trống” làm không khí sôi động

- Còn có dạng kéo co “bằng tàu dừa” hay “cái cây dài”; kéo co dưới nước, …

→ Văn bản đã giới thiệu về quy tắc chơi trò chơi kéo co bằng hệ thống các ý rõ ràng, sắp xếp khoa học, dễ đọc, dễ hiểu

Học tốt bài Kéo Co

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Kéo Co Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài giới thiệu tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc khác: