Mùa phơi sân trước - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Mùa phơi sân trước Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Mùa phơi sân trước.
Tác giả - tác phẩm: Mùa phơi sân trước - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Mùa phơi sân trước
- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976
- Quê quán: Cà Mau
- Phong cách nghệ thuật: Được độc giả yêu mến và gọi bằng cái tên đầy thân thương là cô Tư, Nguyễn Ngọc Tư ghi dấu ấn với văn phong đầy dung dị, mộc mạc và chân thành
- Tác phẩm chính: Đổi thay, Ngọn đèn không tắt, Ông ngoại, Biển người mênh mông, Giao thừa, Nước chảy mây trôi, Cái nhìn khắc khoải, …
II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa phơi sân trước
1. Thể loại:
Mùa phơi sân trước thuộc thể loại tản văn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản “Mùa phơi sân trước” được in trong “Bánh trái mùa xưa”, NXB Hội nhà văn, 2015
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Mùa phơi sân trước có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, miêu tả
4. Người kể chuyện:
Văn bản Mùa phơi sân trước được kể theo ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt văn bản Mùa phơi sân trước:
Hồi còn nhỏ, quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một cái giàn trước nhà. Họ phơi trên giàn khi thì củi, gối, chiếu hay cám mốc, mớ bột gạo, mớ cơm nguội thừa, … Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên giàn phơi: bánh gừng, củ kiệu, mứt gừng. Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.
6. Bố cục bài Mùa phơi sân trước:
Mùa phơi sân trước có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến: “người ta có”: Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”
- Phần 2: Còn lại: Tình cảm của tác giả thể hiện qua tản văn này
7. Giá trị nội dung:
Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về khi nhớ về “mùa phơi sân trước” quê mình
- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa phơi sân trước
1. Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”
- Hồi còn nhỏ, đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập:
+ Tác giả thấy dọc đường Tết lấp ló khắp nơi “trên sân nhà”, trên “những giàn phơi”.
+ Quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một “cái giàn” trước nhà:
+ Họ phơi trên giàn khi thì “củi”, “gối”, “chiếu” hay “cám mốc”, “mớ bột gạo, mớ “cơm nguội thừa”, …
+ Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên: “bánh gừng”, “củ kiệu”, mứt “gừng”.
- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm thể hiện sự độc đáo, đa dạng và trí nhớ, tình cảm của tác giả khi nhớ về kỉ niệm ở quê mình.
- Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó.
2. Tình cảm của tác giả thể hiện qua tản văn: “Mùa phơi sân trước”
- Tác giả về kêu má làm những món mà mình thấy và “ứa nước miếng” trên đường đi nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.
- Lúc đầu, tác giả không hiểu nên cứ hỏi lại má, má vẫn trả lời như trước
- Sau này, tác giả cũng hiểu vì sao nhà mình cứ còm nhom “dưa kiệu”, “dưa hành”, “chuối khô”, …
→ Không phải má không muốn phơi những thứ mà tác giả thấy trên đường nhưng sự thực là nhà tác giả nghèo nên mà đành cười và nói như vậy.
- Cảm giác của tác giả khi nhớ về kỉ niệm: “nhẹ nhõm”
→ Qua những từ ngữ liệt kê, hình ảnh sống động, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng cho ta thấy: tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ như in những kỉ niệm ở quê mình hồi tác giả còn nhỏ.
Học tốt bài Mùa phơi sân trước
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Mùa phơi sân trước Ngữ văn lớp 7 hay khác: