Top 10 Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần


Haylamdo sưu tầm các bài văn mẫu cực hay gồm 10 bài văn Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần

Top 10 mẫu Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần (Hay nhất)

Đề bài: Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần.

Dàn ý Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị nội dung trao đổi

Để chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng cho phần trao đổi của mình, em cần trả lời các câu hỏi:

Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? ( Đề cao tình thân và đề cao mối quan hệ hàng xóm thân thiết)

Hai câu tục ngữ có mâu thuẫn với nhau không? (Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa, đều nói về tình thương giữa con người)

Trong xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên vẫn còn đúng

Chuẩn bị cách trao đổi

- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình vì mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác.

- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn ngữ lịch sự.

- Lắng hghe và tôn trọng ý kiến khác biệt vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ.

Bước 2: Trao đổi

Trình bày ý kiến

- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như Theo quan điểm của tôi… Theo tôi…

- Nêu lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình

- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác

- Đặc câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ

- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới thuyết phục người nghe.

Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần - mẫu 1

Chúng ta thật may mắn khi bên mình vẫn còn những người anh chị em, họ hàng, gia đình thân thiết, là hành trang, là kỷ niệm chúng ta nên trân trọng điều đó, vì những người đó luôn bên ta, yêu thương ta vô điều kiện, còn những người ngoài xã hội kia có điều kiện mới yêu thương ta. Đã có câu tục ngữ dân gian muốn phác họa lên điều đó, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” là để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, có thể thay đổi thành hành động tích cực hơn.

Câu nói có hàm ý thật sâu rộng, ở đó có đề cập đến trong toàn câu là quan hệ với những người thân trong gia đình, mối quan hệ với xã hội. Tác giả dân gian đã khéo léo miêu tả đến “một giọt máu đào” một hình ảnh vô cùng đẹp, hình ảnh ấy vô cùng ý nghĩa mỗi khi chúng ta nhắc đến, ta trân trọng từng giọt máu của mình của người vì nó có giá trị vô cùng to lớn với cuộc sống của mỗi người, quyết định sinh mệnh của một ai đó. Còn ở đây, trong chính câu nói này nó cũng muốn chỉ đến chính là những người anh em cùng cha, cùng mẹ, cùng dòng họ với chúng ta, cùng chung dòng máu, huyết thống. Còn ngược lại “ao nước lã” thì có thể hiều đơn giản là những con người ngoài xã hội, dù có gần gũi yêu thương ta, nhưng vẫn không mang huyết thống thì vẫn sẽ “khác máu tanh lòng”. Sự so sánh một lần nữa xuất hiện ở đây, từ “hơn” chính là muốn thể hiện điều đó. Điều đó đã nói lên rõ nhất những suy ngẫm, chứa đựng trong đó là kinh nghiệm của ông cha ta khi suy nghĩ về vấn đề này.

Còn chúng ta, có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?. Con người luôn cần biết trân trọng những người anh em, họ hàng vì họ là một phần trong cuộc đời chúng ta, không có họ thì dường như cuộc đời ta không trọn vẹn, ta không biết được nguồn cội, không hiểu được những kiến thức truyền thống quý báu, giá trị của tình yêu thương gia đình đầm ấm nó to lớn đến đâu,..Và thực tế trong xã hội không ít ví dụ về tình thân đa phần sẽ hơn tình người dưng, như khi chúng ta gặp những chuyện không may, chuyện bất trắc, thì người nhà sẽ là người đầu tiên cảm thấy bất an, xắn tay vào lo thay cho ta, giúp chạy vạy để giúp ta,  còn người dưng có khi chỉ đến an ủi vài câu, xuýt xoa rồi ngắm nhìn, rồi bỏ đi lạnh lùng, thờ ơ. Rồi khi những cơn thiên tai ập đến, cùng chịu một cơn bão, thì “thân ai người đó phải tự lo”, chỉ có thể nhờ vả người ngoài chút ít, nhưng người trong nhà thì ngược lại họ có thể sẵn sàng hy sinh cho ta được an toàn hơn. Hay khi ta có những thử thách quan trọng, ta luôn tìm thấy ở người thân luôn là người đầu tiên động viên, khích lệ ta cho ta động lực chinh phục điều đó trong khi có thể bị người ngoài động viên dò hỏi, không thật tâm, khích bác, dè chừng, đấu đá khắc nghiệt, mệt mỏi.

Câu tục ngữ này đúng bởi vì tất cả những điều đó, người thân của chúng ta lúc nào cũng thương yêu ta, hết lòng giúp đỡ không kể khổ, vì người khác có thể bỏ bạn đi khi mà họ chán, nhưng với anh em dù có xích mích đến cỡ nào, vẫn còn tình cảm tự nhiên, thuần khiết nhất, nhiều kỷ niệm với ta nhất, nên chẳng thể để bạn một mình đối chọi, tuyệt đối muốn bảo vệ, che chở bạn.

Nên điều đơn giản, nếu cho bạn chọn giữa anh em và người bạn, người yêu của mình thì dù quyết định ấy rất khó khăn, vì bạn yêu mến cả hai, nhưng nếu phải buộc phải chọn, ta nên chọn gia đình bởi chỉ ở đó, bạn mới được che chở, yêu thương, những con người đó luôn thật lòng với ta hơn người ngoài, nên hãy suy nghĩ cho thật kỹ, vì ta chưa biết được tương lai sẽ như thế nào, và ta phải chấp nhận những điều “bất trắc” bất cứ lúc nào nếu chọn sai. Nếu bị lầm lũi, mù quáng bởi những điều lợi ích bản thân trước mắt, dẫn đến không xem trọng họ hàng, những người như thế thật đáng trách. Và cũng chỉ khi ta biết sống có tình, có nghĩa, đối xử tốt với người thân cận, ta mới đạt đến những điều tốt hơn, là biết yêu thương người khác.

Vì thế, ta cần phải có nhận thức đúng đắn hơn về tình cảm gia đình, để từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong đó, vừa phải hiếu thảo, tôn trọng, học hỏi từ người lớn, bậc sinh thành trong gia đình, điều đó vừa là lưu giữ truyền thống quý báu của dân tộc, bên cạnh đó, phải biết làm tròn bổn phận của cá nhân với xã hội, đó là vừa rèn luyện sức khỏe, học tập, biết giúp đỡ người khác để cống hiến đúng sức lực. Người lớn trong gia đình có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ, để làm cho gia đình đúng là cái nôi của xã hội, còn xã hội cũng có trách nhiệm là nâng cao chất lượng giáo dục của tất cả để đưa những đứa trẻ mồ côi, những người yếu kém, thiệt thòi hơn,  thiếu thốn tình cảm có thể được bao bọc, chở che, tạo nên một xã hội toàn diện.

Câu tục nghĩa mang nặng ân tình với tình cảm huyết thống đó chính là điều đẹp đẽ nhất mà ta có thể cảm nhận được trong dòng chảy của truyền thống của dân tộc, thấm đượm trong đó. Ta phải biết giữ gìn lưu giữu những truyền thống đó, Nhưng cũng nhấn mạnh được đừng quên tình cảm, trách nhiệm của ta với mọi người trong xã hội, đưa xã hội đi lên từng ngày.

Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần - mẫu 2

Ta đã biết được tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội có thể kể ra như quan hệ gia đình, anh em, hay cả họ hàng…một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó thật đặc sắc và cũng rất nhiều ý nghĩa đó chính là câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Trước tiên chúng ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào cho đúng nhất. Với hình ảnh “giọt máu đào” chính là một điều cần thiết để người ta sống. Và nó như thật thân thiết trong mỗi một con người chúng ta. Hình ảnh  “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể của con người. Chúng ta có thể hiểu nôm na là như vậy. Chính qua đó mà người ta muốn lên lên rằng cho dù là một nhưng giot máu cũng quan trọng hơn ao nước lã. Và ta nên hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào” ở trong câu tục ngữ đặc sắc này như muốn nói có nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. Còn đối với hình ảnh “ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ và không có quan hệ ruột thuojt nào cả hay còn được gọi là người dưng. Ta như thấy được chính phép so sánh “hơn” dường như cũng đã thể hiện rõ lời nhận định của người đời xưa như muốn nói đó chính là: Những người có quan hệ máu mủ, hay có quan hệ huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Chỉ với như vậy thôi thì câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”cũng đã như khuyên chúng ta phài xem trọng. Đồng thời cũng như đã thật là đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.

Thực tế ngày nay cũng đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay,nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc hya những điều chẳng lành thì con người ta ta luông bồn chồn, cũng như lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Qủa thật câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” này rất đúng đắn. Ta như thấy được chính người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta. Nhất là khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn bao giờ hết, và chắc chắn lo hơn là đối với những người không than thuộc. Âu điều  này cũng chính là lẽ tự nhiên thôi! Trong cuộc sống ta như thấy được giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em trong nhà. Và ta như thấy được nếu như mà cùng chịu một cơn bão, dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu thì tất nhiên rằng con người chúng ta đều xót thương đấy. Nhưng thực sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình trước hết đã ròi mới đến những người khác.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì dường như không phải ai cũng làm được như thế. Thực tế cũng đã có một số người không xem trọng họ hàng thân thuộc, lo chạy theo nhưng điều lợi lộc hay là cả cái danh mà dường như học cũng đã đánh mất tình nghĩa gia đình. Thực sự ta như thấy được hễ mà có gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình. Thế rồi ta lại như thấy được rằng những người như thế thật đáng trách. Chính vì vậy chúng ta phải sống có tình, có nghĩa, và cũng phải luôn luôn đối xử tốt vối những người thân của mình hơn bao giờ hết.

Qua câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng thật ý nghĩa – “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” dường như cũng đã cho chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người Việt Nam. Thực sự chúng ta phải biết giữ gìn,phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và của ông cha ta đã để lại lưu truyền cho con cháu ngàn đời nay.

Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần - mẫu 3

Con người chúng ta sống trong xã hội, không thể tách rời với xã hội. Là một cá thể trong quần thể chung đó chúng ta có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Có thể kể ra như: quan hệ gia đình anh em hay họ hàng luôn được ta biết đến qua những câu ca dao tục ngữ. Một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó chính là câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Câu tục ngữ đã được ông cha ta khéo léo đúc kết thành hình ảnh quen thuộc đó là “giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong gia đình cùng chung huyết thống. Còn “ao nước lã” tượng trưng cho những người không có chung mối quan hệ huyết thống. Bằng việc sử dụng nghệ thuật đối lập rất khéo léo và tinh tế đã khẳng định tình cảm của câu tục ngữ. Mặc dù một giọt máu đào tuy bé nhỏ ít ỏi nhưng vẫn quý hơn ao nước lã. Cũng giống như con người có cùng huyết thống dù ở xa xôi cách mấy đời thì vẫn quý hơn những con người ở gần ta nhưng không có mối quan hệ gì. Ta cũng thấy được phép so sánh hơn dường như đã thể hiện lời nhận định của ông cha ta đó chính là coi trọng huyết thống gia đình đồng thời cũng đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có cùng huyết thống với nhau. Thực tế trong xã hội chúng ta cũng thấy rằng nếu một người thân trong gia đình gặp chuyện bất trắc hay nhiều chẳng lành thì con người ta luôn bồn chồn lo lắng. Còn đối với những người xa lạ thì sẽ chỉ là một niềm thương tiếc, sự đồng cảm với đồng loại.

Câu tục ngữ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” này hoàn toàn đúng. Gia đình là nơi ta dựa dẫm, nơi ta có những người thân bao bọc, che chở hết lòng yêu thương, giúp đỡ khi ta gặp khó khăn chẳng lành. Họ là những người sẵn sàng vì ta, họ cũng là những người luôn lo lắng cho ta. Tuy nhiên thực tế trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những con người không coi trọng họ hàng thân thuộc mà chỉ biết đến lợi ích cá nhân nên đã đánh mất tình nghĩa gia đình. Đấy là những con người đáng trách nhưng họ cũng là những con người cô đơn lẻ loi nhất vì nếu không có anh em gia đình thì cũng là không có nơi trở về nơi dựa dẫm, không còn những người thân thật lòng lo lắng cho chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần phải sống có tình nghĩa và luôn đối xử tốt với những người thân xung quanh. Một gia đình hạnh phúc thì phải có những thành viên giúp đỡ nhau là chỗ dựa tinh thần khi cần thiết. Vì thế chúng ta cần phải có những nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình, con cháu là phải hiếu thảo với bậc sinh thành và làm tròn bổn phận nghĩa vụ học tập của bản thân nhằm xây dựng xã hội sau này. Gia đình là một phần của xã hội gia đình phải hòa đồng hạnh phúc thì xã hội với phát triển được trong xã hội này, được hình thành nên nhân cách con người không chỉ có gia đình mà còn ở xã hội. Nếu xã hội không bình yên thì sẽ gây ra chiến tranh có nhiều đứa trẻ mồ côi trở nên lạc lõng, thiếu giáo dục, có thể nguy hại cho xã hội sau này. Ngoài ra bậc cha mẹ cũng phải biết giáo dục con cái để giúp chúng hình thành nhân cách tốt đẹp ngay từ khi còn bé. Bởi nhân cách con người là được hình thành trong thời gian dài chứ không phải trong chốc lát. Tình cảm cúng là thứ vun đắp từ từ và có sự chăm chút mới vững bền.

Câu tục ngữ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” mang đậm giá trị quan niệm về lối sống coi trọng quan hệ huyết thống trong gia đình, đề cao việc đoàn kết giữa các thành viên. Đồng thời qua câu tục ngữ chúng ta cần phải biết giữ gìn phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam vì theo truyền thống dân gian mỗi người dân Việt Nam đều mang dòng máu lạc hồng cùng chung tổ tiên vì vậy cần phải biết yêu thương đồng loại cùng nhau phát triển giúp cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần - mẫu 4

Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như: quan hệ gia đình, anh em, họ hàng… một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. 

Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? “Giọt máu đào” là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể. Như vậy cho dù là một nhưng giọt máu cũng quan trọng hơn ao nước lã. Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào” nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã” được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Phép so sánh “hơn” đã thể hiện rõ lời nhận định: những người có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau. 

Thực tế đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay, nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thí ta luông bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Câu tục ngữ này rất đúng. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc. Đó là lẽ tự nhiên thôi giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em thôi. Cùng chịu một cơn bão, dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu, chúng ta đều xót thương đấy, nhưng sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình chứ. 

Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như thế. Có một số người không xem trọng họ hàng than thuộc, lo chạy theo caí lợi, cái danh mà đánh mất tình nghĩa gia đình. Hễ cái gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình, những người như thế thật đáng trách. Vì vậy chúng ta phải sống có tình, có nghĩa, luôn đối xử tốt vối những người thân của mình. Qua câu tục ngữ, chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người việt Nam chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. 

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: