Bố cục Gò Me chính xác nhất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn bố cục tác phẩm Gò Me Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững bố cục tác phẩm Gò Me.
Bố cục văn bản Gò Me - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ
+ Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me
+ Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả
Tóm tắt Gò Me
Tóm tắt tác phẩm Gò Me - Mẫu 1
Gò Me là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của ông về quê hương miền Nam thân thương và anh dũng. Qua bài thơ, Gò Me – Gò công hiện lên vô cùng tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất
Tóm tắt tác phẩm Gò Me - Mẫu 2
Bài thơ Gò Me thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương miền Nam thân thương và anh dũng của tác giả. Hình ảnh quê hương Gò Me xuất hiện như làn gió mát trong khung cảnh oi bức. Người đọc miền Bắc lần đầu biết đến một nhà thơ Nam Bộ, với người, với tình, với cảnh và giọng thơ Nam Bộ thứ thiệt hồn hậu, chất phác.
Nội dung chính Gò Me
Bài văn là nỗi nhớ của nhà thơ – một người con sống xa quê về thiên nhiên, con người Gò Me.
Tác giả - tác phẩm: Gò Me
I. Tác giả văn bản Gò Me
- Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 tại gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
- Ông từng làm Chủ tịch Hội Học sinh mỹ thuật kháng chiến Gia Định. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng trong thời gian này ông đã có thơ đăng trên các báo.
Hoàng Tố Nguyên là tác giả của nhiều bài thơ đăng rải rác trên báo, mặc dù chưa in một tác phẩm nào… Những bài như: Vọng hướng sao rơi, Xuân về say ý nhạc… đăng trong tuyển tập thi ca Mùa giải phóng (tháng 5-1949)…
- Các truyện thơ và tập thơ của ông được ra đời liên tiếp và nổi bật, như Đổi đời (truyện thơ, năm 1955), Cô gái bần nông sông Hồng (truyện thơ, năm 1956), Đất nước (tập thơ, 1956), Gò Me (tập thơ, năm 1957), Từ nhớ đến thương (tập thơ, năm 1960), Quê chung (tập thơ, năm 1962), Gởi chiến trường chống Mỹ (năm 1966)...
- Tháng 6-1975, ông mất tại Hương Canh, Thái Bình sau một cơn bạo bệnh.
II. Tìm hiểu tác phẩm Gò Me
1. Thể loại: Gò Me thuộc thể thơ tự do
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trong các tập thơ của Hoàng Tố Nguyên, tập thơ Gò Me của ông gồm 13 bài thơ được xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang lớn.
- Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả.
- Trong tập thơ này, bài thơ Gò Me viết về quê hương của ông là đặc sắc nhất
3. Phương thức biểu đạt : Văn bản Gò Me có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Tóm tắt văn bản Gò Me:
Gò Me là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của ông về quê hương miền Nam thân thương và anh dũng. Qua bài thơ, Gò Me – Gò công hiện lên vô cùng tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất
6. Bố cục bài Gò Me:
Gò Me có bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ
+ Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me
+ Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả
7. Giá trị nội dung:
Bài thơ Gò Me thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương miền Nam thân thương và anh dũng của tác giả. Hình ảnh quê hương Gò Me xuất hiện như làn gió mát trong khung cảnh oi bức. Người đọc miền Bắc lần đầu biết đến một nhà thơ Nam Bộ, với người, với tình, với cảnh và giọng thơ Nam Bộ thứ thiệt hồn hậu, chất phác.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi.
- Lời thơ như ngân lên thành lời ca.
- Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ
Để học tốt bài học Gò Me lớp 7 hay khác: