Cuộc chạm trán trên đại dương - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Cuộc chạm trán trên đại dương Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Cuộc chạm trán trên đại dương.

Tác giả - tác phẩm: Cuộc chạm trán trên đại dương - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương

Cuộc chạm trán trên đại dương | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Giuyn Véc-nơ (1828 – 1905) là nhà văn người Pháp, được xem là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. 

- Ông còn được coi như “nhà tiên tri khoa học" kỳ tài vì đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thủ bằng tàu ngầm, máy bay, tàu du hành vũ trụ trước khi con người chế tạo ra những phương tiện này. 

- Những truyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng: Hành trình vào Tâm Trái Đất (1864), Từ Trái Đất tới Mặt Trăng (1965), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 30 ngày (1873), Năm 2889 (1889),... 

II. Tìm hiểu tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

1. Thể loại: 

Cuộc chạm trán trên đại dương thuộc thể loại tiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên từ tháng 3 năm 1869 đến tháng 6 năm 1870 trong tạp chí định kỳ Magasin d'Éducation et de Récréation của Pierre-Jules Hetzel.

Cuộc chạm trán trên đại dương | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt : 

Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Tóm tắt văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương: 

Chuyến thám hiểm khởi hành từ Brooklyn trên tàu hải quân của Hải quân Hoa Kỳ Abraham Lincoln và đi về phía nam quanh Cape Horn đến Thái Bình Dương . Con tàu tìm thấy con quái vật sau một cuộc tìm kiếm dài và sau đó tấn công con quái vật, Ned phóng lao nhọn trúng con cá. Con quái vật quay lại, tấn công tàu Lincoln làm hỏng bánh lái. Aronnax bị rơi xuống biển, Conseil tự nguyện nhảy xuống với chủ của mình. Hai người lênh đênh trên biển, qua tới hôm sau thì gặp Ned đang ở trên lưng con cá. Cả 3 người phát hiện ra rằng "con cá quái vật" là một tàu ngầm rất xa thời đại của nó. Họ nhanh chóng bị bắt và mang vào bên trong tàu, nơi họ gặp người sáng tạo bí ẩn và chỉ huy, thuyền trưởng Nemo.

5. Bố cục bài Cuộc chạm trán trên đại dương: 

Cuộc chạm trán trên đại dương có bố cục gồm 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến “nhưng nó vẫn phớt lờ”: Sự xuất hiện của cá thiết kình.

Phần 2: “Có thể hi vọng rằng...” đến “...mất tinh thần khi rơi xuống nước: Cuộc chạm trán trên biển.

Phần 3: Còn lại: Tàu ngầm xuất hiện.

6. Giá trị nội dung: 

Cuốn sách không chỉ thể hiện khát vọng chinh phục đại dương, chinh phục khoa học mà còn giúp khơi gợi ở người đọc những ước mơ khám phá, làm chủ thế giới với muôn điều bí ẩn.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Cũng là trí tưởng tượng, nhưng khác với truyện cổ tích hay thần thoại, tiểu thuyết giả tưởng thường mang đậm chất hiện thực, sống động. 

- Giọng văn kể chuyện hấp dẫn, cách diễn đạt hài hước, dí dỏm.

- Lối viết đơn giản, dễ hiểu.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

Cuộc chạm trán trên đại dương | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

1. Nhan đề

Hai vạn dặm dưới đáy biển ghi nhận bầu không khí nóng hổi, sục sôi của một thời kỳ đầy khát vọng chinh phục biển cả của con người. Đối với nhiều người sống cùng thời Jules Verne thì việc đi dưới lòng đại dương là điều không thể, những trang sách hoàn toàn chỉ là điều tưởng tượng, nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh không gì là không thể và khả năng “đi trước thời đại” của ông.

2. Ngôi kể thứ nhất

+ Góc nhìn “nhân vật tôi” là một góc nhìn khám phá. Điều này rất phù hợp với những truyện du ký, thám hiểm. 

+ Những tình tiết của câu chuyện được triển khai thông qua góc nhìn và suy nghĩ của “tôi” sẽ sáng tỏ dần theo những bước chân của nhân vật gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc.

3. Hình ảnh con cá thiết kình

Kích thước:

+ Chiều dài: không quá tám mươi mét.

+ Chiều ngang cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.

Hành động:

+ Từ lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét.

+ Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.

+ Đủng đỉnh tránh con thuyền

→ Cách miêu tả hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Gợi nên hình ảnh một con cá voi khổng lồ giữa lòng đại dương rất sinh động.

4. Hình ảnh chiếc tàu ngầm

Quan sát ban đầu của nhân vật: 

+ Thân rắn như đá, không mềm như da cá voi.

+ Lưng đen bóng, nhẵn thín không có vảy.

+ Được ghép lại bằng thép lá.

Dấu hiệu nhận diện tàu ngầm:

+ Chân vịt bắt đầu quay.

→ Qua cách khắc họa hình ảnh đoàn tàu của Nautilus, người ta nhận thấy rằng chiếc tàu ngầm của ông được dựng nên không hề viển vông vô căn cứ. Mong ước được khám phá thế giới của tác giả cũng chính là mong muốn của con người thời bấy giờ. Và cũng nhờ cuốn tiểu thuyết này mà rất nhiều nhà khoa học thừa nhận nó đã truyền cảm hứng và ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng sáng chế phát minh trong lĩnh vực tàu ngầm như thế nào.

Học tốt bài Cuộc chạm trán trên đại dương

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Cuộc chạm trán trên đại dương Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài giới thiệu tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác: