Đi lấy mật - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Đi lấy mật Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Đi lấy mật.

Tác giả - tác phẩm: Đi lấy mật - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Đi lấy mật

 Đi lấy mật | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở Tiền Giang. 

- Ông là nhà văn của miền đất phương Nam với những sác tác về vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, con người chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng nghĩa tình và cuộc sống nơi đây. 

- Ông có lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957)

II. Tìm hiểu tác phẩm Đi lấy mật

1.Thể loại:

Đi lấy mật thuộc thể loại truyện dài

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Đất rừng phương Nam là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. 

- Tác phẩm gồm 20 chương, đã được dựng thành phim Đất phương Nam (1997)

- Đất rừng phương Nam kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. 

- Đoạn trích Đi lấy mật là tên chương 9, kể lại một lần An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

 Đi lấy mật | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt : 

Văn bản Đi lấy mật có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Người kể chuyện : 

Văn bản Đi lấy mật được kể theo ngôi thứ nhất (là nhân vật “tôi” – An)

5. Tóm tắt văn bản Đi lấy mật: 

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

6. Bố cục bài Đi lấy mật: 

Đi lấy mặt có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “không thể nào nghe được”: Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và An đi lấy mật.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “cây tràm thấp kia”: Cảnh sắc đất rừng phương Nam hiện lên trên đường đi lấy mật.

+ Phần 3: Còn lại: Cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh.

7. Giá trị nội dung: 

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh.

8. Giá trị nghệ thuật: 

 Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.

– Tác giả sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.

– Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đi lấy mật

1. Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và An đi lấy mật.

 Đi lấy mật | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

* Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An:

- Không gian: Yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm.

- Tiết trời: 

+ Trời không gió

+ Không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh.

- Nghệ thuật: 

+ So sánh: “những đầu hoa tràm rung rung” buổi sớm như được “bao qua một lớp thủy tinh”

+ Liệt kê: Nơi xuất phát cái lạnh của hơi nước.

* Nhân vật tía nuôi của An:

- Đi trước, dẫn An và Cò đi lấy mật

- Ngoại hình:

+ Đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi

+ Lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai

+ Tay cầm chả gạc

- Cử chỉ:

+ Lâu lâu vung tay lên một cái, phạt ngang một nhánh gai 

+ Dùng mẩu cong ở lưỡi dao lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.

- Để tâm thấy An đã mệt chỉ qua tiếng thở và bảo hai con dừng lại nghỉ ngơi

- Ngồi vào gốc cây ngái, nhồi thuốc lá vào tẩu

- Cầm tay An trỏ lên phía cây có con ong mật

→ Tía nuôi là một người cha ấm áp, quan tâm đến con trai, ông không hề có sự phân biệt giữa con đẻ và con nuôi, trái lại còn có những sự quan tâm đặc biệt đến An, con nuôi của mình.

* Nhân vật Cò

- Ngoại hình:

+ Đội cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn

+ Cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt

- Cử chỉ:

+ Bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực

+ Thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu

+ Giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện.

+ Vênh mặt lên khi thấy An chịu thua câu đố

→ Cậu bé sinh ra và lớn lên tại đất rừng U Minh nên lanh lợi, nhanh nhẹn, thành thục với công việc đi rừng hơn An. 

2. Cảnh sắc đất rừng phương Nam hiện lên trên đường đi lấy mật.

* Cảnh đẹp phong phú, sống động của khu rừng

- Đàn ong: Nối nhau bay như chuỗi cườm, lướt trên những ngọn tràm cao.

- Bóng nắng lên, mặt trời tròn tuôn ánh sáng vàng rực : Trời chuyển sang trưa

- Gió thổi rao rao, chim hót líu lo.

- Mùi hương hoa tràm lan tỏa khắp rừng

- Mấy con kì nhông đổi màu

- Cái trảng rộng: gió thổi, các loài chim khác nhau bay lên.

* Câu chuyện lấy mật của má nuôi An:

- Rừng có bao nhiêu cây nhưng những người dân nơi đây luôn biết chính xác nơi ong sẽ đóng tổ

- Chọn vùng rừng tốt. đất ấm, cây dày, ít gió và ít khi có những dấu chân người để gác kèo 

- Quá trình gác kèo cũng cần kỹ lưỡng, cẩn thận từng chi tiết 

→ Sự tài giỏi, lành nghề của người “dân ăn ong” nơi đây.

3. Cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh.

* Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

- Kèo ong rừng không phải có thể đặt ở bất cứ đâu

- So sánh: Những tổ ong rừng giống như trong sách vẽ

+ Người La Mã xưa: Nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại.

+ Người Mễ Tây Cơ: Tổ ong bằn đất nung, treo lên cành cây

+ Người Ai Cập: Tổ ong bằng sành, hình ống dài, xếp lên nhau trên bãi cỏ

+ Người châu Phi: Đục ruỗng thân cây, vít kín hai đầu, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu.

+ Xứ Tây Âu: Bện tổ ong bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau

→ Người U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng vô cùng khác biệt: Tính toán, gác kèo để ong rừng tự bay về làm tổ

→ Cách lấy mật này đòi hỏi kinh nghiệm, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng thất bại.

Học tốt bài Đi lấy mật

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Đi lấy mật Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài giới thiệu tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác: