Mùa xuân nho nhỏ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Mùa xuân nho nhỏ Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Mùa xuân nho nhỏ.

Tác giả - tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Thanh Hải (1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn

- Quê quán: Phong Điền- Thừa Thiên Huế

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Từ năm 1954 đến năm 1964 ông làm cán bộ tuyên huấn

   + Từ năm 1964 đến năm 1967 ông phụ trách báo cờ giải phóng của thành phố Huế sau đó làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

   + Tiếp đó sau năm 1975 ông được làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên cùng đó là ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuạt Việt Nma, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

   + Các tác phẩm tiêu biểu:

- Phong cách sáng tác:

   + Thanh Hải thường viết về thien nhiên và lòng yêu cuộc sống

   + Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết

II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

1. Thể loại: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc thể thơ năm chữ.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời

Mùa xuân nho nhỏ | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Mùa xuân nho nhỏ có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Mùa xuân nho nhỏ: 

Tiếng lòng tha thiết yêu mến, gắn bó với đất nước, với cuộc sống thể hiện lên ước nguyện chân thành của tác giả đó là cống hiến cho đất nước và góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào một mùa xuân lớn của dân tộc.

5. Bố cục bài Mùa xuân nho nhỏ: 

Mùa xuân nho nhỏ có bố cục gồm 4 phần

- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước

- Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

- Khổ 4 + 5: Ước nguyện của tác giả

- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

6. Giá trị nội dung: 

- Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên

Mùa xuân nho nhỏ | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mùa xuân:

+ Các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện.

+ Giọt long lanh: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo.

- Cảm xúc của tác giả

+ Cảm xúc say mê, ngây ngất sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp đất trời.

+ Nghệ thuật đảo ngữ, hình tượng hóa tiếng chim.

+ Cảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp và tâm trạng ngây ngất, say sưa của tác giả trước cảnh đất nước vào xuân.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng

2. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

Mùa xuân nho nhỏ | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- “Người cầm súng”, “người ra đồng”, “lộc giắt quanh lưng”. “lộc trải dài nương mạ”: sức sống mạnh mẽ, khí thế đi lên của dân tộc.

- Hình ảnh người cầm súng: niềm tin vào ngày mai hòa bình.

- Từ láy “hối hả” và “xôn xao”: thể hiện nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

- Nghệ thuật: So sánh. Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ.

- Nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng

- Từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

- Mùa xuân của đất nước nhộn nhịp, hối hả, khẩn trương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

3. Mong ước được cống hiến của nhân vật trữ tình

- Điệp ngữ “Ta làm”: khẳng định sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời, hòa nhập giữa cái riêng và cái chung.

- Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: thể hiện khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa được thể hiện một cách thiết tha.

- Đại từ “Ta”: vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều: vừa diễn tả niềm riêng và cái chung.

- Điệp ngữ “dù” kết hợp với “tuổi hai mươi” - còn trẻ, “khi tóc bạc” - già dặn: khát vọng được cống hiện trọn đời.

- Khát vọng sống với tình yêu quê hương, đất nước: xin được hát câu Nam ai, Nam bình để đón mùa xuân, ca ngợi mảnh đất Huế mộng mơ.

Học tốt bài Mùa xuân nho nhỏ

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài giới thiệu tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác: