Top 20 kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (hay nhất)
Haylamdo biên soạn tổng hợp trên 20 bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (mẫu 1)
- Dàn ý Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (mẫu 2)
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (mẫu 3)
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (mẫu 4)
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (mẫu 5)
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (mẫu 6)
Top 20 kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền (hay nhất)
Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 1
Môt trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.
Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác.
Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.
Dàn ý Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền
1. Mở bài
- Nếu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật mà văn bản sẽ thuật lại.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
2. Thân bài
a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.
- Câu chuyện, huyền thoại liên quan
- Dấu tích liên quan
b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.
- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.
- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.
c. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 2
Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.
Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 3
Trải hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã anh dũng quật cường chống lại rất nhiều thế lực ngoại xâm, nói về những trận chiến vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc không thể không kể đến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
Cuối năm 938 quân Nam Hán lấy cớ sang xâm lược nước ta lần hai, chúng chọn con đường biển để tấn công vào nước ta. Nắm được tình hình, Ngô Quyền đã tận dụng thời cơ và địa thế của sông Bạch Đằng để bày binh bố trận, ông cho quân lính đóng cọc gỗ ngầm và lợi dụng thuỷ triều lên xuống để làm bẫy hạ gục quân địch. Khi địch vào đến cửa sông, Ngô Quyền cho toán quân nhỏ ra đánh nhử, quân Nam Hán hăm hở đuổi theo mà không biết đã đi qua bãi cọc ngầm, đến khi nước triều rút xuống, quân ta đánh quật ngược trở lại, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy không xong. Thuyền địch bị mắc cạn trên bãi cọc ngầm, quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, quân thì bị giết quân thì chết đuối. Quân ta tấn công rất quyết liệt, con trai vua Nam Hán Hoằng Tháo cũng bị giết, vua Nam Hán hốt hoảng ra lệnh rút quân, quân ta toàn thắng.
Có thể nói chiến thắng này giống như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Em hy vọng sẽ có một ngày được đến thăm trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng để thấy được những chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, quật cường của quân ta.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 4
Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi là Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng. Bằng trí thông minh hơn người ông đã viết thêm trang sử vàng của dân tộc bằng trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trận đánh đấy lợi dụng thủy triều lên xuống mà cấm cọc và lợi dụng thuyền lớn của quân hán đã đánh tan quân hán và giết được Thằng Thao đã chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 5
Nhắc đến những người anh hùng góp công viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam ta. Thì không thể nào không nhắc đến người anh hùng Ngô Quyền.
Ngô Quyền vốn là một tướng giỏi dưới trướng Dương Đình Nghê. Sau khi cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền được giao cho cai quản vùng Châu Ái. Tài năng lãnh đạo, và lòng nhân hậu của ông đã giúp nhân dân Châu Ái được sống ấm no, một lòng tin tưởng.
Tuy nhiên, ít lâu sau, nước ta lại một lần nữa đối mặt với kẻ thù xâm lược. Tất cả là do tên phản nước Kiều Công Tiễn sau khi ám sát Dương Đình Nghệ, đã sang cầu cứu nhà Nam Hán, do bị quân dân căm phẫn, khiến hắn không thể ngồi vững trên ngai vàng.
Hay tin, Ngô Quyền liền tiến về thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, rồi lãnh đại quân về phía cửa sông Bạch Đằng, chặn đứng kẻ thù. Tại đây, với trí tuệ của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng mực thủy triều của nước biển để dựng nên bãi cọc lớn. Rồi dụ giặc vào đó và tiêu diệt. Trận đánh ấy đã đi vào sử sách, đến muôn đời sau vẫn trầm trồ, thán phục không ngừng.Nhờ chiến thắng vẻ vang ấy, Ngô Quyền đã chính thức lên ngôi vua, cai trị nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới sáng rọi cho dân tộc Việt Nam.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến Ngô Quyền - mẫu 6
Ngô Quyền là một nhân vật lịch sử có công lao to lớn với nước ta. Chính ông là người mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta sau cả nghìn năm bị giặc phương Bắc đô hộ.
Ngô Quyền từ trẻ đã thể hiện tài thao lược, trí tuệ hơn người. Ông đã cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi giặc Nam Hán, và được tin tưởng giao cho quyền cai trị vùng Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay). Ngô Quyền đã dùng hết tâm huyết để cai quản, giúp nhân dân Châu Ái có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ít lâu, sau Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ để cướp ngôi. Hành động ấy khiến nhân dân và các tướng lĩnh căm phẫn. Thấy thế không ổn, Công Tiễn liền sang cầu cứu Nam Hán, mở đường cho chúng sang xâm lược nước ta. Biết tin, Ngô Quyền đã thống lĩnh đại quân tấn công thành Đại La, giết kẻ phản quốc là Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông dự tính trước đường đi của kẻ địch là vào từ cửa sông Bạch Đằng. Nên đã nghĩ kế, tạo nên một trận địa cọc gỗ có bọc đầu sắt ở cửa sông. Lợi dụng thế thủy triều lên xuống, giả thua để dụ giặc vào bãi cọc. Chờ nước rút, giặc bị mắc lại trên cọc, mặc quân ta tiêu diệt.
Trận đánh trên sông Bạch Đằng ấy đã khiến kẻ thù khiếp vía, tháo chạy về nước. Chính thức mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.