Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ


Haylamdo biên soạn tổng hợp trên 30 đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (hay nhất)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 1

Đồng dao mùa xuân là một bài thơ đã phác họa chân dung người lính rất gần gũi và chân thực. Họ là người anh hùng gan dạ, sẵn sàng hi sinh tuổi xuân của mình để bảo vệ độc lập tổ quốc. Nhưng ở họ cũng có những nét rất đời thường. Bởi các anh cũng là những chàng trai mới lớn, chưa một lần yêu ai, vẫn còn mê thả diều, chưa dám uống cốc cà phê đắng ngắt. Cách miêu tả ấy của nhà văn giúp em thêm yêu mến và ngưỡng mộ sự hi sinh to lớn của các anh. Đồng thời cũng càng thêm đau xót, thương tiếc vô cùng trước sự ra khi còn quá trẻ ấy. Mùa xuân của các anh đã thắp nên mùa xuân của đất nước. Sự hi sinh vĩ đại ấy, chúng em sẽ mãi khắc ghi trong lòng, và cố gắng học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với công lao của các anh.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 2

Một bài thơ năm chữ mà em rất yêu thích là bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ với giọng điệu của một cậu học sinh vừa hồn nhiên lại dũng cảm, đã giúp đề tài bài thơ bớt phần căng thẳng. Cậu bé trong bài thơ đã mạnh dạn đứng lên, đối diện với những “kẻ bắt nạt”. Nói cho những kẻ đó bắt nạt là xấu lắm, là không nên chút nào. Cậu còn khuyên nhủ các bạn ấy hãy tìm những việc có ý nghĩa khác để làm. Nếu không thì cứ đến gặp mình, đừng bắt nạt bạn nhỏ yếu đuối. Tinh thần trượng nghĩa ấy khiến em rất ngưỡng mộ và khâm phục bạn nhỏ. Cuối bài thơ, bạn nhỏ khẳng định rằng “bắt nạt rất hôi”. Chính chi tiết đó đã làm cho bài thơ kết thúc nhẹ nhàng, vui vẻ và rất ấn tượng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 3

Gặp lá cơm nếp là một bài thơ năm chữ rất hay của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ đã khắc họa được dòng cảm xúc của người lính bộ đội cụ Hồ rất sâu sắc và cảm động. Trên đường hành quân ở một nơi xa xôi, người lính đã bắt gặp một hình dáng quen thuộc - chiếc lá cơm nếp. Chiếc lá ấy đã khiến anh nhớ về bao kỉ niệm đẹp bên nắm xôi nếp. Đó chính là những kỉ niệm đẹp đẽ bên người mẹ tần tảo, luôn yêu thương, chịu khó và hi sinh vì con cái. Những hình ảnh ấy, anh ghi khắc trong tim, không bao giờ quên. Chúng là hành trang cũng là cội nguồn của sức mạnh cho anh chiến đấu mỗi ngày. Tình yêu mẹ, yêu quê hương to lớn ấy của người lính khiến em vô cùng xúc động và ngưỡng mộ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 4

Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ năm chữ rất đặc biệt. Cả bài thơ là một câu chuyện cổ tích được kể lại bằng điệu thơ, vừa dễ đọc lại dễ nhớ. Theo bài thơ, trẻ em chính là điều đầu tiên xuất hiện trên trái đất này, là cội nguồn, là khởi đàu, là hi vọng của mọi thứ. Vì trẻ em cần nên có cây có ánh sáng, có sắc màu. Vì trẻ không có ai chăm sóc, nên mới có bố mẹ, ông bà, bè bạn. Vì trẻ cần được học tập nên có trường lớp, sách vở, thầy cô. Thật là đặc biệt! Chính từ bài thơ, em hiểu được nỗi lòng của tác giả. Nhà thơ đã gửi cho chúng ta niềm yêu thương và quý trọng đối với những đứa trẻ. Các em chính là tương lai của đất nước. Các em cũng còn quá bé nhỏ và mong manh. Vì vậy, hãy yêu thương, che chở và dạy dỗ các em bằng tình yêu thương xuất phát từ tận trái tim mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 5

Một bài thơ năm chữ mà em rất yêu thích là bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bài thơ với giọng điệu của một cậu học sinh vừa hồn nhiên lại dũng cảm, đã giúp đề tài bài thơ bớt phần căng thẳng. Cậu bé trong bài thơ đã mạnh dạn đứng lên, đối diện với những “kẻ bắt nạt”. Nói cho những kẻ đó bắt nạt là xấu lắm, là không nên chút nào. Cậu còn khuyên nhủ các bạn ấy hãy tìm những việc có ý nghĩa khác để làm. Nếu không thì cứ đến gặp mình, đừng bắt nạt bạn nhỏ yếu đuối. Tinh thần trượng nghĩa ấy khiến em rất ngưỡng mộ và khâm phục bạn nhỏ. Cuối bài thơ, bạn nhỏ khẳng định rằng “bắt nạt rất hôi”. Chính chi tiết đó đã làm cho bài thơ kết thúc nhẹ nhàng, vui vẻ và rất ấn tượng.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: