Câu hỏi ôn tập bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá chọn lọc - Ngữ văn lớp 7


Câu hỏi ôn tập bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Câu hỏi ôn tập bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá chọn lọc - Ngữ văn lớp 7

Câu hỏi: Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm

Câu hỏi: Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ?

Trả lời:

Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Cách miêu tả của tác giả rất cụ thế mang đến cho người đọc một cái nhìn chua chát và sự bất lực của nhà thơ khi thấy mái tranh nhà mình bỗng chốc tan hoang. Đó chính là nỗi khổ đầu tiên trong bài thơ mà Đỗ Phủ miêu tả.

- Đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đớn đau về mặt tinh thần (khi tác giả chứng kiến cảnh trẻ con cướp những tấm tranh – cuộc sống cùng cực quá đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ), một bên ông già chống gậy lọm khọm, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.

- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát, còn bị con thơ đạp làm rách thêm… cơm mưa kéo dài suốt đêm không dứt càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.

- Những nỗi khổ trên chỉ là bức phông nền cho sự xuất hiện nỗi khổ đến tận cùng giáng xuống đầu tác giả: tuổi cao lại do cảnh loạn li nên tác giả suốt một đêm không ngủ, để rồi trong nỗi đau khổ của bản thân người chỉ biết nghĩ đến cho thiên hạ, cho kẻ sĩ nghèo.

Câu hỏi: Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đau như thế nào trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ?

Trả lời:

- Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng, nỗi khổ đó đã được nhân lên gấp bội và dấy lên sự xót xa, thương cảm trong lòng người đọc.

Câu hỏi: Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.

Trả lời:

- Tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả của bài thơ được tác giả gửi gắm vào khổ thơ cuối cùng. Vậy nếu bài thơ chỉ dừng lại ở các khổ thơ trên sẽ chỉ làm rõ được giá trị hiện thực, đó chỉ là lời tự thán cho nỗi khổ đau mà tác giả gặp phải và qua đó cũng chỉ dừng lại ở việc khơi gợi niềm thương xót của người đọc dành cho tác giả mà thôi. Do đó, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi ít nhiều.

Câu hỏi: Giá trị nội dung của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.

Trả lời:

- “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” không chỉ thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ mà còn là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Tấm lòng yêu nước thương dân và lí tưởng, khát vọng cao cả của tác giả sẽ mãi còn mãi trong tâm khảm và trái tim của độc giả.

Câu hỏi: Vì sao bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” có phần dài phần ngắn khác nhau, phần cuối có số chữ nhiều hơn các phần khác?

Trả lời:

Lí giải:

- Đoạn 3 khá bất thường, dài tới 8 câu. Tác giả tập trung miêu tả những chi tiết về sự cực khổ trong đêm mưa: nhà dột, rét buốt không ngủ được, ông đã thao thức. Điều đó đã khiến cho ý thơ nhiều hơn, dài hơn.

- Trong khố thơ cuối, câu thơ dài hơn các khổ thơ trên để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hùng vĩ của nhà thơ.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, hay khác: