Câu hỏi ôn tập bài Qua đèo ngang chọn lọc - Ngữ văn lớp 7
Câu hỏi ôn tập bài Qua đèo ngang chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Qua đèo ngang Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Qua đèo ngang này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.
Câu hỏi: Bài thơ “Qua đèo ngang” được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu hỏi: Bài thơ “Qua đèo ngang” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Trả lời:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng: nỗi nhớ thương nước nhà, nỗi buồn thầm lặng của tác giả, cùng với đó là sự cô đơn giữa thiên nhiên hoang sơ.
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Qua đèo ngang” là gì?
Trả lời:
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX.
Trả lời:
• Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác
• Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..
Trả lời:
Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, có nét đẹp của núi non, sông nước. Nơi đây thấp thoáng sự sống của con người nhưng thưa thớt và ít ỏi.
Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
Câu hỏi: Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua đèo ngang”.
Trả lời:
Ta với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.
Câu hỏi: Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện theo cách thức nào?
Trả lời:
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức: Mượn cảnh để thể hiện tình cảm
• Cảnh: đó là cảnh tượng của một vùng non nước bát ngát tuy có thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ, hiu hắt, quạnh vắng
• Tình:Nỗi buồn bâng khuâng, man mác, hiu hắt, quạnh vắng
Câu hỏi: Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Qua đèo Ngang”
Trả lời:
Nội dung:
● Miêu tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn
● Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
Nghệ thuật:
● Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
● Nhân hoá, đảo ngữ,điệp từ, chơi chữ.
● Miêu tả kết hợp biểu cảm.
● Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng.
Trả lời:
• Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn ấy. Nỗi cô đơn, hiu quạnh như đang xâm chiếm quanh tâm hồn nhà thơ.
• Thông qua biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng) cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu
Câu hỏi: Qua bài thơ “Qua đèo ngang”, cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
Trả lời:
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người noi đây trong buổi chiều tà.
• Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước
• Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi.
• Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
• Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.