Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc - Ngữ văn lớp 7


Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Sau phút chia li Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Sau phút chia li này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc - Ngữ văn lớp 7

Câu hỏi: “Sau phút chia li” được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

- Thể thơ: song thất lục bát

Câu hỏi: Cách dùng phép đối: Chàng thì đi - Thiếp thì về có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li qua 4 câu khổ đầu bài thơ “Sau phút chia li”?

Trả lời:

- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ.

- Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Câu hỏi: Qua 4 câu cuối bài thơ “Sau phút chia li”, nỗi sầu được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào?

Trả lời:

- Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tới đỉnh điểm, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ.

- Các điệp từ "cùng trông", “cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.

- Kết hợp với cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu, những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, tác giả đã gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la. Trên không gian đó, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng người chinh phụ trở về chỉ còn là sự vô vọng.

Câu hỏi: Em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ “Sau phút chia li”.

Trả lời:

- Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.

- Nỗi sầu đau đó vừa có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp" chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.

Để đạt được điều đó, tác giả bài thơ đả sử dụng ngôn từ rất tinh tế và điêu luyện, đặc biệt là việc dùng biện pháp tu từ điệp ngữ tài tình, giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, đã dấy lên trong lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc.

Câu hỏi: Nội dung và nghệ thuật của bài “Sau phút chia li”.

Trả lời:

Nội dung: Đoạn trích cho thấy nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa của chế độ phong kiến đã đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.

Nghệ thuật:

- Sử dụng tài tình nghệ thuật điệp, đối ngữ

- Ngôn từ điêu luyện

- Sử dụng các hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng

Câu hỏi: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ “Sau phút chia li” và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?

Trả lời:

- Điệp từ: "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").

- Điệp ngữ cách quãng:

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

- Điệp ngữ đầu – cuối (vòng tròn): phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới:

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

- Tác dụng:

● Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.

● Gợi lên sự xa cách của không gian.

● Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Câu hỏi: Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ trong bài “Sau phút chia li”.

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, hay khác: